5 cách giữ gìn giọng nói hay và chuẩn
#1. Quan tâm tới sức khỏe giọng nói.
Giọng nói hay, giọng nói chuẩn không chỉ tạo ấn tượng mạnh mẽ cho người đối diện mà còn mang lại sự tự tin trong giao tiếp. Để giữ gìn chất lượng giọng nói, hãy luôn chú trọng đến việc diễn đạt rõ ràng, phát âm chính xác và điều chỉnh giọng điệu phù hợp với nội dung bạn muốn truyền đạt.
Trong khóa học giọng nói tại WeStudy, NSƯT Hà Phương từng tâm sự câu chuyện về cách giữ gìn giọng nói của NSND Tuyết Mai như sau: “Tuyết Mai không bao giờ ngồi dưới cái quạt trần để tránh gió, bà giữ gìn trong sinh hoạt, ăn uống, đi đứng để lúc nào cũng có được một giọng đọc bình ổn, ở mức âm thanh đẹp nhất. Tuyết Mai còn thường xuyên đọc sách. Lúc nào trong túi của bà cũng có một cuốn sách, mọi người thường gọi đùa bà là ‘con mọt sách’, nhưng cũng chính nhờ thế mà giọng đọc của Tuyết Mai luôn đến từ một chiều sâu văn bản."
NSƯT Phan Phúc – chồng của NSND Tuyết Mai thì kể rằng “vợ tôi tập thể dục rất đều đặn, tập theo phương pháp thở của các ca sĩ và rất chú trọng nghe lại các băng thu thanh của mình để rút kinh nghiệm. Trước mỗi giờ thu thanh, bà đều đánh dấu từng chỗ ngắt hơi, lấy hơi. Tuyết Mai rất yêu nghề mà mình đã lựa chọn."
#2. Tránh sử dụng thuốc lá và đồ uống chứa cồn.
Thuốc lá và đồ uống chứa cồn gây tổn hại lớn cho giọng nói. Thuốc lá gây khô và viêm họng, trong khi cồn làm co cơ họng.
Hãy cố gắng hạn chế với thuốc lá và cồn hoặc tốt nhất là từ bỏ hoàn toàn để bảo vệ giọng nói của bạn – nhất là khi bạn ở trong các ngành nghề cần nói nhiều như phát thanh viên, giáo viên, giảng viên, chuyên viên chăm sóc khách hàng,...
#3. Giữ ẩm cho cơ họng.
Cơ họng cần được duy trì ẩm để hoạt động tốt. Cách đơn giản nhất là uống nhiều nước, ăn các thức ăn thanh đạm, hạn chế đồ cay nóng hoặc các đồ ăn gây khô miệng như cafein, hành khô, sữa, nước ngọt,...
Nhiệt độ không khí cũng quan trọng không kém. Bạn nên đặt một máy giữ ẩm trong phòng để tăng độ ẩm trong không khí, đặc biệt trong mùa đông hoặc tiết trời khô hanh. Đồng thời, hãy bật điều hòa ở mức nhiệt độ tối ưu (25 – 27 độ C) và tránh việc bật qua đêm, sáng hôm sau cổ họng bạn sẽ gào thét đấy!
Ngoài ra, bạn có thể sử dụng một số thực phẩm chức năng như viên ngậm hoặc lọ xịt họng chứa thành phần giữ ẩm như glycerin hoặc các chất tạo ẩm tự nhiên khác.
#4. Tránh quá tải giọng nói.
Bạn có thể đã từng nói nhanh và liên tục trong vòng một thời gian dài; hệ quả là ngày hôm sau bạn bị đau họng. Đúng vậy, việc sử dụng giọng nói quá mức có thể gây căng thẳng và khiến cơ họng hoạt động vượt công suất. Nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên sẽ rất gây hại cho giọng nói về lâu dài.
Khi nói, bạn không nên nói quá nhanh. Điều này vừa gây hại cho giọng nói của chính bạn, vừa khiến bạn nhận điểm trừ trong giao tiếp. Hãy cho người khác cơ hội lắng nghe và yêu thích bạn bằng cách nói vừa đủ nghe và tốc độ vừa phải.
Nghỉ ngơi là cần thiết, hãy để ý mỗi khi cổ họng của bạn đang “cầu cứu”. Món quà tuyệt vời nhất bạn có thể tặng cho giọng nói của mình lúc này là một cốc trà ấm, một giấc ngủ ngon và nhiệt độ trong phòng vừa đủ.
#5. Tập làm chủ kỹ thuật nói.
Nếu bạn là một nhà lãnh đạo, diễn giả, giáo viên, phát thanh viên hay MC chẳng hạn, bạn không thể nói ít nổi. Công việc bắt bạn phải nói, bạn được trả tiền để nói. Vì vậy, sẽ tốt hơn nếu bạn tự trau dồi và nâng cao kỹ thuật nói của bản thân như học cách ngắt nhịp khi nói, cách nói đều hơi, cách lấy hơi để nói không bị đuối,..
Bạn có thể tham khảo các bài học trên Internet và tự thực hành tại nhà, sau đó quay video hoặc ghi âm để xem lại và sửa lỗi. Các khóa học giọng nói sẽ rất hữu ích với những người không có nhiều thời gian và muốn có người kèm cặp cũng như được chuẩn bị sẵn tài liệu cũng như bài tập luyện theo.
Xem thêm: Luyện giọng nói biểu cảm cùng NSƯT Hà Phương.
Đọc thêm các bài viết cùng chủ đề
#1. Khám Phá Bí Mật Thu Phục Lòng Người Của Các Nhà Diễn Thuyết – Bạn có bao giờ thắc mắc các nhà diễn thuyết có thể đứng trước hàng ngàn người và khiến tất cả đắm chìm vào từng câu, từng chữ mà họ nói? Họ lấy sự tự tin đó từ đâu, họ có sử dụng thuật tâm lý hay bí mật gì ở đây không? Và làm thế nào để bạn được như họ? Hãy để bài viết này giải đáp giúp bạn.
#2. 6 Mẹo Để Cải Thiện Giọng Nói Trước Đám Đông Của Bạn – Khi nghĩ về việc cải thiện kỹ năng nói trước đám đông, hầu hết mọi người đều bỏ qua một trong những công cụ quan trọng nhất: giọng nói của chính họ. Bài viết này sẽ chỉ bạn cách tận dụng giọng nói của mình, biến nó thành “quân bài tẩy” và từng câu từ bạn thốt ra đều có sức nặng.
#3. Phương Pháp Giúp Người Hướng Nội Giao Tiếp Hiệu Quả Hơn – Những người hướng nội đã rất nhiều lần cảm thấy tự ti, cô lập vì khó hòa nhập, giao tiếp với người xung quanh. Cảm giác lạc lõng sẽ bủa vây họ, nhưng đừng vội lo. Hãy để bài viết này giúp bạn thoát ra khỏi đó nhé.
#4. Thế Nào Là Giọng Nói Hay? – Đã bao lần bạn xem phim và phát mê giọng nói trầm ấm của nam chính? Hay những lần bạn sởn da gà khi nghe ca sĩ Adele cất lời? Bạn có ước ao mình cũng sở hữu giọng nói như vậy, hoặc ít ra cũng được một phần của họ không? Bài viết này sẽ cung cấp các mẹo giúp bạn tự luyện tập để đạt được điều đó.