Phim tài liệu Việt Nam là một trong những thể loại kén người xem và cũng đặc biệt thách thức đối với những người tham gia vào quá trình làm phim. Nếu dành thời gian lược khảo, tìm kiếm trong Viện phim Việt Nam, không khó để thấy hàng trăm bộ phim trong danh mục phim tài liệu. Tuy nhiên, càng tiến dần về thập niên 20 của thế kỷ 21, số lượng phim tài liệu càng trở nên ít ỏi. Trên ti vi, các bộ phim truyền hình ăn khách được ưa chuộng, các chương trình giải trí nổi lên như sóng biển. Trong các rạp chiếu là chỗ của những bộ phim điện ảnh nước ngoài nổi tiếng, và phim điện ảnh Việt Nam rót tiền quảng cáo nhưng lại vô cùng kém chất lượng. Những đứa trẻ trong sương - Children of the Mist - như một làn gió mát giữa làng phim điện ảnh đang khô cằn, là một trải nghiệm diễn ảnh và động lòng khán giả và những nhà làm phim. Hãy cùng WeStudy đi tìm kiếm sự hòa nhập ấy nhé!

“Hòa nhập” để tạo ra tác phẩm

Trong Tiếng nói của văn nghệ, Nguyễn Đình Thi từng nói rằng: “Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại”. Nghệ thuật nói chung hay phim ảnh nói riêng đều đến từ cuộc đời, những chất liệu đã có sẵn và sự khác biệt được khai thác nhờ đôi mắt phát hiện, góc nhìn sáng tạo của người nghệ sĩ. 

Thế nhưng, sáng tác có phải là sự ngồi một chỗ hay không? Những bài thơ của Tố Hữu ra đời qua những con đường Cách Mạng, qua những trải nghiệm thực tế lúc được gặp gỡ Bác Hồ, được chứng kiến những trận chiến khốc liệt để giành lấy độc lập. Người họa sĩ, dù là vẽ tranh thiên nhiên, hay vẽ chân dung, vẽ đặc tả trạng thức cảm xúc, v.v. đều cần có quá trình quan sát, thậm chí là tự bản thân trải nghiệm để có những cảm hứng chân thực nhất. 

Gợi ý: Đi tìm nguồn cảm hứng vô tận của hội họa

Những đứa trẻ trong sương cũng được sinh ra từ hành trình hòa nhập ấy của đạo diễn Hà Lệ Diễm. Mang trên mình chiếc máy quay, Hà Lệ Diễm đã đi tìm nguồn cảm hứng cho bộ môn nghệ thuật thứ bảy ở vùng núi cao Sa Pa. 

Hà Lệ Diễm đã đồng hành trong quá trình trưởng thành của Di, cùng cô bé đi qua những mơ ước mong manh của tuổi mới lớn, tự mình trải nghiệm hủ tục đang dần biến chất - tục kéo vợ, tự mắc sai lầm và tự tìm thấy bản thân trong những sai lầm đó. 

Review - 'Những đứa trẻ trong sương': Tuổi thơ bị đánh cắp

Ảnh từ phim Những đứa trẻ trong sương

Những cô bé H'Mông còn non nớt độ tuổi trăng rằm. Cô bé Di còn hồn nhiên vô lo vô nghĩ, phải đứng trước nỗi lo về tục kéo vợ, mà ban đầu, trong suy nghĩ của cô gái nhỏ thì nó chỉ là một trò vui đùa cùng bạn bè. 

Nếu chỉ là một phóng sự khảo sát, thứ mà chúng ta nhìn thấy chỉ dừng ở những hủ tục, những kết quả đã rồi, những câu chuyện kể lại bởi những cô gái 17 đã mang thai đứa con thứ hai. 

Chính vì Hà Lệ Diễm đã “sống”, đã đồng hành như một người chứng kiến và từ từ xâm lấn vào đời sống trong một thời gian dài, để khai thác một tia sáng bất ngờ. Tia sáng ấy hiếm thấy ở những câu chuyện kéo vợ, tia sáng ấy hiếm thấy ở một cô gái bản, đánh dấu một hạt mầm: Những cô gái trẻ H’Mông nói riêng và những cô gái dân tộc nói chung đang ý thức về sự phản kháng, phá vỡ quyền uy ẩn danh của lối mòn hủ tục. 

Thể nghiệm một thể loại có sức bật

Phim tài liệu là một thể loại “nên” thể nghiệm đối với những người làm phim. Trong quá trình quay Những đứa trẻ trong sương, Hà Lệ Diễm đã tự cầm máy quay, tìm kiếm kịch bản thông qua quá trình sống. Chính đạo diễn Hà Lệ Diễm đã chia sẻ rằng, cô không có những kịch bản sắp đặt, mà quay dựa trên những gì bản thân phát hiện và những gì mà người dân bản và Di mong muốn. Đây cũng là một lưu ý quan trọng cho những người làm phim tài liệu. 

Khi bắt đầu làm phim, bạn có thể thử thách bắt đầu với dạng phim tài liệu. Ngày nay, sự phát triển của youtube đã thúc đẩy sự trưởng thành của hàng loạt các tài khoản Vlogger. Tuy nhiên, tính chất tài liệu của những video hành trình này chỉ dừng ở mục đích chia sẻ thông tin chuyến đi, trải nghiệm cá nhân của chủ thể quay phim và phục vụ mục đích lưu trữ đời sống của chủ thể. Phim tài liệu gần giống với sự diễn ảnh hóa của thể loại phóng sự, những lời tự sự và hệ thống hình ảnh chuyển thành các trường đoạn, phân cảnh, tạo lập thành một tập phim có độ dài tương đương với một tập phim điện ảnh. 

Xem thêm: Từ văn học tới điện ảnh: Thể nghiệm điện ảnh trong không gian văn hóa đa dạng

Những người đang học chụp ảnh, những người yêu nhiếp ảnh, những người khao khát muốn tạo ra hệ thống tài liệu lưu trữ của riêng mình nên xâm nhập vào thể loại này. Phim tài liệu không yêu cầu cao về sự sáng tạo như loại hình phim nghệ thuật, vì bản chất của nó là sự ghi chép trung thực về cuộc sống. Tuy nhiên, nó đòi hỏi bạn phải tìm thấy một điểm khai thác quan trọng và bất ngờ mà người ta chưa nhận ra trong cuộc sống. 

Máy chiếu phim ảnh miễn phí trên nền tối.  cận cảnh những thứ cổ điển cũ chụp với màu sắc phong cách cổ điển và săn chắc.

Để thực hành thể loại này, bạn cần chú ý một số điểm sau:

Tôn trọng sự thật và tránh những điều sắp đặt. Trong xu hướng hiện nay, ngay cả những bộ phim truyền hình cũng đang cố gắng né tránh những sự “tình cờ” nối tiếp để bắt nhân vật tiếp nhận tình huống, thì phim tài liệu càng cần giữ vững nguyên tắc cốt lõi. Nếu phim tài liệu bị sắp đặt, tức là nó đang bị đánh mất đi sự thật, ngụy tạo về thực tế. 

Hãy bắt đầu từ chính cuộc sống xung quanh bạn. Nếu bạn chưa đủ tự tin để cầm máy quay ra ngoài đường, hãy bắt đầu với những vlog cuộc sống của chính bản thân. Khi quay chính mình, bạn cũng có thể rút ra kinh nghiệm về cách đặt máy quay, chọn góc máy, cỡ cảnh. Sau đó, hãy mở rộng dần phạm vi hình ảnh của bạn, từ nhà ra ngõ, qua trường học, đến công ty, ghi lại những gì bạn chứng kiến trên dọc đường. 

Lựa chọn chủ đề và điểm xoáy sâu. Quay trở lại câu chuyện của đạo diễn Hà Lệ Diễm, cô lựa chọn chủ đề là cuộc sống của người H’mông ở Sa Pa nhưng điểm xoáy của câu chuyện chính là Di - đại diện cho một trải nghiệm bị nhấn chìm và sau đó vươn lên khỏi hủ tục, đặt ra một niềm tin về sự lựa chọn mới. Điểm xoáy sâu chính là “điểm tập trung” giúp cho tác phẩm của bạn bật lên, tạo ra một luồng sáng so với những tác phẩm khác. Cùng đi trên một con đường mỗi ngày, có thể người khác chỉ thấy nó là con đường bình thường, mọi thứ yên ả, nhưng bạn lại thấy sóng ngầm ở những cuộc đời lam lũ đang còng lưng đi qua con đường ấy. Đó chính là khác biệt.

Học từ căn bản tới chuyên nghiệp. Trước khi biết làm phim, bạn phải biết chụp ảnh. Biết chụp ở đây không có nghĩa là cầm máy lên, chụp ra một bức ảnh mà bản thân thấy “Ôi cũng đẹp đấy”. Biết chụp tức là bạn phải vững vàng về kỹ thuật chụp ảnh, bao gồm bố cục, ánh sáng, thể loại,... và đôi khi là khâu hậu kỳ nữa. Sau khi bạn hiểu nhiếp ảnh, bạn mới có thể tiến về làm phim, bởi vì làm phim là sự diễn ảnh. Nếu cơ bản của bạn không vững vàng, bạn sẽ chẳng có gì trong tay để bước đi trên con đường làm phim cả. 

Để hiểu thêm về kỹ thuật nhiếp ảnh căn bản và cá thủ pháp thị giác nhiếp ảnh, bạn có thể tham khảo lớp học Thủ pháp thị giác cùng nhiếp ảnh gia Việt Thanh - tác giả của những tác phẩm ảnh báo chí, phóng sự đạt giải trong và ngoài nước - người sẽ dẫn bạn đi những bước đầu tiên về phim tài liệu.