Nói Biểu Cảm

Khám Phá Bí Mật Thu Phục Lòng Người Của Các Nhà Diễn Thuyết

Năm 2005, bài phát biểu “Stay Hungry. Stay Foolish” của Steve Jobs tại Đại học Stanford đã trở thành câu chuyện truyền cảm hứng cho rất nhiều người, về tình yêu và sự mất mát, về những giá trị mà chúng ta học được trên con đường đời. Không tay, không chân, nhưng không hề lo lắng, Nick Vujicic đã trở thành nhà diễn thuyết nổi tiếng trên thế giới khi không ngừng đi và không ngừng truyền cảm hứng tới triệu triệu người. Điều gì đã khiến họ chinh phục được bản thân và chinh phục những người đang lắng nghe ở bên dưới? Có phải vì họ sử dụng những ngôn từ hoa mỹ, hay họ đã có những người hâm mộ từ trước? Hoàn toàn không phải. Bởi vì, nếu chúng ta thu hẹp lại phạm vi, những người thuyết trình cho chúng ta nghe cũng được coi là những nhà diễn thuyết. Họ hoàn toàn không nổi tiếng nhưng họ vẫn khiến cho ta phải gật gù đồng ý. Bí mật thu phục lòng người của những nhà diễn thuyết không phải sự chuẩn bị cao siêu nào mà nó vô cùng gần gũi, vô cùng quen thuộc. Cùng WeStudy khám phá những bí mật ấy nhé!!

Nghệ Thuật Tạo Thiện Cảm Trong Lần Gặp Gỡ Đầu Tiên 

Cuộc gặp gỡ đầu tiên là tình huống hình thành ấn tượng, thiện cảm cho những lần sau. Có một sự thật là, nếu bạn để mất điểm trong lần đầu tiên ấy thì ở những lần sau, dù bạn có thay đổi những góc độ của mình thì vẫn sẽ khó để thuyết phục người khác rằng con người tốt đẹp là con người chân chính của mình. 

Nhiều người nghĩ rằng, sao phải đặt nặng vấn đề thiện cảm đầu tiên, mình cứ là mình thôi, chẳng lẽ phải sống “thảo mai” sao? Thế nhưng, thiện cảm đầu tiên không có nghĩa là bạn không được làm chính mình. Thiện cảm đầu tiên là cách bạn chuẩn bị cho bản thân trong cuộc gặp gỡ với đối phương và tất cả những biểu cảm bên ngoài, cảm xúc bên trong của bạn dành cho họ. Nếu bạn cho rằng mối quan hệ này cần trân trọng và tôn trọng đối phương, bạn sẽ có thiện cảm với họ và quan tâm đến việc tạo ra thiện cảm từ người đó. 

Xuất phát từ sự tổng hòa quan hệ xã hội và lợi ích cá nhân, hãy cùng WeStudy nắm giữ ngay những bí quyết sau nhé!

Nghệ Thuật Giao Tiếp Phá Vỡ "Bức Tường Băng"

Bức tường băng là một cách nói ẩn dụ, để chỉ tình trạng mất kết nối trong một cuộc đối thoại. Tình trạng đó có thể là một người nói nhưng một người không muốn nghe, cả hai người giao tiếp ngắt quãng và thiếu tương tác, thậm chí là hiểu nhầm trong giao tiếp cũng có thể xảy ra. 

Khi gặp phải “bức tường băng”, nhiều người chọn phương án từ bỏ, có người là tìm cách để phá vỡ nó một cách mạnh mẽ, bất chấp cảm nhận của đối phương. Do đó, hiệu quả thì không thấy đâu mà không khí giao tiếp càng trở nên lạnh lẽo hoặc tiêu cực hơn là đánh mất một mối quan hệ. 

Vậy, phải đối diện như thế nào với bức tường băng và hòa hoãn không khí giao tiếp? Cùng WeStudy tìm hiểu nhé!!

Bí Quyết Thuyết Phục Nhà Tuyển Dụng

Phỏng vấn cùng nhà tuyển dụng - đó là hành trình để bạn có thể giành được một vị trí trong doanh nghiệp với những quyền lợi mơ ước. Thế nhưng, kỹ năng phỏng vấn cùng nhà tuyển dụng của nhiều người lại rất yếu bởi một số nguyên nhân như: ít tiếp xúc với nhà tuyển dụng, lo lắng không qua được vòng phỏng vấn, e ngại vì bản thân ít kinh nghiệm, thiếu tự tin vào năng lực cá nhân,... Tựu trung lại, những nỗi lo sợ, hay thường lép vế trước nhà tuyển dụng đều xuất phát từ một nguồn chính: không tự tin.

Khi bạn không tự tin, bạn làm gì cũng hỏng. Tâm lý chung của con người là khi thiếu tự tin sẽ sinh ra lo lắng, khó kiểm soát ngôn ngữ và hành động trong suốt quá trình phỏng vấn. Ví dụ, đứng trước nhà tuyển dụng, một số ứng viên gặp phải tình trạng ấp úng, quên hết những nội dung đã chuẩn bị, giọng nói nhỏ và gấp, không dám nhìn thẳng. 

Trong khi đó, những yếu tố để đánh giá ứng viên không chỉ dựa trên năng lực thể hiện trong CV, Portfolio mà còn thể hiện ở quá trình giao tiếp cùng nhà tuyển dụng, vì nó gián tiếp thể hiện kỹ năng thuyết trình, khả năng kiểm soát cảm xúc và phong thái ứng viên. 

Vậy, phải làm sao để khắc phục được những nhược điểm đó? Hãy cùng WeStudy đi tìm bí quyết thuyết phục nhà tuyển dụng và cách sử dụng quyền năng của giọng nói nhé!

Khi hầu hết mọi người nghĩ về cách cải thiện kỹ năng nói trước đám đông, họ thường bỏ qua một trong những công cụ quan trọng nhất của họ: giọng nói.

Bạn có thể học cách sử dụng giọng nói của mình, giống như chơi một nhạc cụ, để tăng sức mạnh và sức thuyết phục của bạn trong bất kỳ cuộc trò chuyện hoặc bài phát biểu nào.

PHƯƠNG PHÁP GIÚP NGƯỜI HƯỚNG NỘI LÀM CHỦ MỌI CUỘC GIAO TIẾP

“Mình đã cố gắng để kết nối với mọi người nhưng không thành công…”

“Mình cũng muốn trò chuyện nhưng lại không biết nên chen vào lúc nào vì mọi người nói vui quá…”

Tình cảnh này, bất cứ ai cũng đều có thể gặp phải, đặc biệt là nhóm người hướng nội - những người có xu hướng rụt rè và ngại ngùng hơn, và vì họ không dễ dàng tiếp cận người khác. Những lần như thế, rất nhiều người hướng nội cảm thấy bản thân không cách nào hòa nhập, một phần cũng lo ngại chính mình làm hỏng bầu không khí hoặc bị lạc lõng trong đó. 

Nhưng trong thâm tâm, người hướng nội vẫn khao khát được giao tiếp, ngưỡng mộ những cuộc giao tiếp vui vẻ. Hãy cùng WeStudy đưa ra những phương pháp tốt nhất giúp người hướng nội nhé!

LẮNG NGHE THẤU CẢM: ĐỨNG VỀ PHÍA CẢM XÚC

Thính giác là một trong năm giác quan của con người. Nhưng lắng nghe là nghệ thuật (Frank Tyger). Điều quan trọng trong việc tạo ra những mối quan hệ đúng nghĩa và bền vững chính là biết lắng nghe. Khi chúng ta chấp nhận lắng nghe người khác, tức là chúng ta đang cho họ cơ hội thể hiện bản thân và mở lòng để họ bước vào, ngược lại chúng ta cũng mong chờ điều đó ở họ. 

Thế nhưng, liệu lắng nghe là chỉ ngồi lại và nghe thôi sao? Lắng nghe cần có nghệ thuật để nó trở thành sự lắng nghe có ý nghĩa - lắng nghe thấu cảm. 

SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA CẢM XÚC ĐẾN GIỌNG NÓI

Biểu đạt và trải nghiệm cảm xúc có mối quan hệ gắn kết với nhau, là đề tài luôn được quan tâm bởi những nhà tâm lý học. Bạn có thể hình dung mối quan hệ đó như thế này: khi bạn buồn, trái tim của bạn nhói đau, tâm trí của bạn rối bời thì gương mặt của bạn cũng sẽ trở nên ủ rũ, giọng nói của bạn hạ thấp và người khác hoàn toàn nghe ra được bạn đang không vui. Trong trường hợp ngược lại cũng vậy, nếu bạn đang hạnh phúc, cả người bạn đều bừng sáng và giọng bạn sẽ tự nhiên nâng cao hơn, tràn đầy sự vui vẻ. 

Vì thế, khi người khác cố gắng khuyên bạn phải kiềm chế cảm xúc, tức là họ đang muốn bạn điều chỉnh lại biểu cảm của gương mặt và các yếu tố giọng nói để đạt tới trạng thái cân bằng. Hiển nhiên, sự bình tĩnh này chỉ nên tồn tại ở nơi đông người, khi cần tranh luận công bằng, vì che giấu cảm xúc là việc không hề tốt.

Tóm lại thì, cảm xúc sẽ ảnh hưởng đến giọng nói như thế nào? Cùng WeStudy tìm hiểu điều này nhé!!

NHỮNG YẾU TỐ CẦN CÓ CỦA MỘT MC CHUYÊN NGHIỆP

MC là từ viết tắt của Master of Ceremonies - người dẫn dắt thính giả, khán giả trong các hoạt động, sự kiện,... nhằm tạo ra một bầu không khí chuyên nghiệp, phù hợp với mục đích chương trình. Trong thời đại số hiện nay, cùng với sự phát triển của truyền thông xã hội, sự hình thành các công ty tư nhân, MC đã trở thành một nghề Hot. Đây cũng là hướng đi được nhiều bạn trẻ theo đuổi nhằm có thêm các trải nghiệm nói trước đám đông, rèn luyện sự tự tin, phong thái thuyết trình, kỹ thuật giọng nói.

Thế nhưng, làm sao để có thể nói mà cũng ra tiền?! Hãy xem ngay 5 yếu tố cần bồi dưỡng để theo đuổi nghề Hot này nhé!!

GIỌNG NÓI HAY Ở TỐC ĐỘ, ÂM LƯỢNG, BIỂU CẢM

Khi nghe âm thanh phát ra từ chiếc radio, chúng ta đã từng có mong ước một ngày nào đó được trở thành phát thanh viên, MC dẫn chương trình.

Khi xem được những video diễn thuyết của các Tổng thống, tỷ phú, doanh nhân, chúng ta đã tràn đầy sự ngưỡng mộ và ước rằng sẽ có được sự tự tin và phong thái như vậy. 

Thế thì bạn có biết điều gì khiến bạn ấn tượng với những chương trình radio, những video diễn thuyết như vậy không? Đó chính là nội dung và giọng nói, đặc biệt là giọng nói - phương tiện truyền tải thông tin, thông điệp đến người nghe. 

Vậy, thế nào là giọng nói hay?

Giọng nói hay là giọng nói khiến người khác bị cuốn hút. Giọng nói hay cần sự tổng hòa của 4 yếu tố Phát âm - Âm lượng - Tốc độ - Truyền cảm.

Hầu hết mọi người không thích âm thanh giọng nói của họ, nhưng cách duy nhất để cải thiện giọng nói của bạn là ghi âm lại. Vì vậy, hãy lấy thiết bị ghi âm ra và thực hành các mẹo sau.

Bạn đã từng nghe qua câu: "Một câu nói có thể khiến người ta cười, cũng có thể khiến người ta giận". Trong giao tiếp, ngàn vạn lần đừng xem thường vai trò của ngữ điệu và giọng nói. Cùng một câu, với ngữ điệu và giọng nói khác nhau, sẽ biểu đạt những ý nghĩa khác nhau. Nó giống như biểu cảm của một người, cho phép đối phương trực tiếp nhìn thấy phản ứng của bạn, sau đó suy đoán ý nghĩa thật sự bạn muốn truyền đạt. Lời nói có thể khiến người khác cười thường nhẹ nhàng và ngọt ngào. Từ xa xưa, lấy hòa khí đối đãi với người khác cũng là một đức tính tốt. Sử dụng ngữ điệu của giọng nói được xem là phương pháp giao tiếp được đề cao nhất.

Load more stories