Kỹ Năng Sống

Subcategories

Câu chuyện đằng sau giai thoại Victor Hugo sai gia nhân giấu hết quần áo của mình trong một tủ khoá để có thể chuyên tâm viết lách. 

Nhưng sẽ ra sao nếu sự thật lại là điều ngược lại? Sẽ ra sao nếu chìa khóa thành công không phải là cố gắng hết sức mà là không cố gắng hết sức? 

Mỗi ngày, hàng triệu người phải chịu đau khổ vì để tâm quá nhiều thứ. Họ dành cả đời để bị cầm tù bởi những mối bất an vô nghĩa và những mối bận tâm không đáng. Nhưng mọi chuyện không nhất thiết phải diễn ra theo cách đó. 

Trong bài viết này, tôi sẽ dẫn bạn đi qua năm cấp độ của nghệ thuật không quan tâm, theo cường độ tăng dần. Bạn sẽ từng bước học được cách đối diện với những nỗi sợ hãi, làm thế nào để ngừng lo lắng xem người khác nghĩ gì, và làm thế nào để đạt được một cuộc sống thảnh thơi, không để những chuyện vặt vãnh làm nặng đầu. 

Cùng bắt đầu thôi! 

Một số nghiên cứu cho thấy rằng việc các anh chị lớn có xu hướng có chỉ số IQ cao hơn các em nhỏ của họ có thể là do các anh chị lớn đóng vai trò là gia sư  trong gia đình, ở độ tuổi mà chúng trải qua quá trình phát triển nhận thức đáng kể. Đây là một ví dụ về ảnh hưởng mạnh mẽ của hiệu ứng người bảo trợ và những lợi ích lâu dài của nó. Trong bài viết hôm nay, hãy cùng khám phá sức mạnh của hiệu ứng này nhé. 

Một loài ký sinh thông minh không giết chết vật chủ của nó. Nó có thể làm vật chủ suy kiệt, nhưng không bao giờ được tiêu diệt hoàn toàn đối thủ của mình. Đó là một quy tắc phản ánh một hiện tượng trong thế giới kinh doanh và quản lý, được gọi là Nguyên tắc Shirky. 

Bạn có quen những người thường xuyên kháy đểu không? Hoặc những người thích giễu cợt người khác một cách bóng gió? Và rồi họ nói “Đùa thôi mà!” hay “Sao phải căng thế!” để giảm bớt độ nghiêm trọng. 

Những người này có hiềm khích hoặc uẩn khúc gì đây, nhưng họ dứt khoát không nói chuyện trực tiếp mà chỉ lả lơi công kích bạn một cách ngấm ngầm. Bạn có thể coi đó là chuyện thường tình, nhưng nó được gọi bằng một thuật ngữ tâm lý học hẳn hoi có tên là “Gây hấn thụ động”. 

Trong bài viết này, hãy cùng tôi định nghĩa hiện tượng gây hấn thụ động, dấu hiệu nhận biết, giải thích lý do, và đề xuất các giải pháp để kiểm soát nó nhé! 

Ban đầu, self-help được cho là những lời lẽ khôn ngoan của bậc hiền nhân, rao giảng triết lý giúp con người đạt tới một cuộc sống tốt đẹp hơn. Tuy nhiên, self-help ngày nay đã lớn mạnh tới mức được tách riêng làm một ngành công nghiệp, và không thể phủ nhận nó đã biến tướng (theo chiều hướng tiêu cực) ít nhiều. 

Mặc dù bản chất của self-help, như tên gọi của nó, là giúp con người hoàn thiện bản thân, song việc tự nâng đỡ chính mình chưa bao giờ là dễ dàng. Dưới đây là 5 vấn đề lớn đối với ngành công nghiệp self-help ngày nay. 

Hiệu ứng Woozle chỉ ra một tâm lý cố hữu của con người khi bước chân vào một lĩnh vực mới: ta thường có xu hướng chạy theo đám đông, hiếm khi lật ngược lại vấn đề để bắt đầu từ con số không mà, phần vì lười nhác phần vì bất cẩn, chỉ chăm chăm sánh bước cùng dòng người đang đi. Ta xuôi theo chiều gió; ta đọc những thứ mọi người đang đọc, xem những gì mọi người đang xem, và tệ nhất, chẳng ngại ngần đem chúng ra thảo luận, cốt để lập luận của mình nghe có vẻ vững chãi và khả tín hơn. 

Albert Einstein có lẽ không phải người đầu tiên bạn nghĩ tới nếu muốn tìm lời khuyên cho một cuộc sống tốt đẹp hơn. Khi nhắc tới ông, phần lớn chúng ta sẽ nghĩ tới vị giáo sư vật lý với mái tóc bù lu bù loa, bức ảnh chụp ông lè lưỡi mang tính biểu tượng, và, rất có thể là cái công thức “E Bằng Mờ Xê Bình.” 

Tuy nhiên, trái với nhận thức phổ biến rằng Einstein là một thiên tài lập dị, ông thực tế là người khá dễ gần và lạc quan. Ông trao đổi thư từ thường xuyên, có nhiều sở thích ngoài nghiên cứu vật lý, và nhìn vào cuộc đời của người đàn ông hạnh phúc ấy, chúng ta có thể đúc kết được nhiều triết lý giá trị, thiết thực với thời đại hiện nay. 

Giả sử bạn đang có cuộc thảo luận nảy lửa với một người bạn. Bạn đưa ra ý kiến, rồi đối phương phản bác bằng một lập luận chặt chẽ, đanh thép tới mức tuyệt vời và làm lung lay vị trí của bạn. Giờ thì sao, bạn sẽ phản ứng thế nào? 

“Được đấy, tôi công nhận ý kiến của bạn”, hay là nghĩ ngợi một hồi rồi ca cho đứa bạn cả một bài sớ - đơn giản vì chấp nhận thua cuộc thì thật xấu mặt? Đối với Plato, đó là lý do tại sao bạn nên dẹp hết mấy trò tranh luận đi. Tranh luận không quan tâm tới sự thật, người ta chỉ lao đầu tìm cách để chiến thắng. 

Năm 1862, Tổng thống Abraham Lincoln gặp Harriet Beecher Stowe, tác giả của Túp lều bác Tom (Uncle Tom’s Cabin), cuốn tiểu thuyết vạch trần góc tối khủng khiếp của chế độ nô lệ tại Mỹ bấy giờ. Theo giai thoại kể lại, Lincoln đã niềm nở đón chào Stowe bằng câu nói, “Vậy ra đây là người phụ nữ nhỏ bé đã viết cuốn sách châm ngòi cuộc chiến vĩ đại này” - như một lời thừa nhận vai trò của tác phẩm trong việc khuấy động chủ nghĩa bãi nô đang sục sôi và thêm dầu vào lửa cho cuộc Nội chiến bùng nổ giữa hai miền Nam-Bắc. 

Những cuốn tiểu thuyết hiện thực như Túp lều bác Tom từ lâu đã được ghi nhận là có khả năng gây ảnh hưởng mạnh mẽ và tạo ra những thay đổi xã hội trên quy mô rộng lớn. Vâng, một ngòi bút sắc bén thì cũng không khác nào một thanh gươm bóng loáng cả. Nhưng trước khi đủ tầm vóc để khơi dậy một cộng đồng, tiểu thuyết phải lay động từng người ở cấp độ cá nhân. Và để làm được điều đó, khả thi nhất là tiềm năng nuôi dưỡng sự đồng cảm ở độc giả của các nhà văn. 

Người nào có lịch trình khoa học hay năng suất ổn định đáng ngưỡng mộ – ít nhiều đều từng là kẻ nghiện việc. Không ai tự dưng nhảy sổ vào một lĩnh vực rồi phương pháp hoá được nó ngay. Cần có thời gian để thử và sai, và rút kinh nghiệm.

Để mở đầu, tôi xin phép được trích dẫn ví dụ của tác giả Malcolm Gladwell, cây viết nổi tiếng của tờ New Yorker, trong cuốn sách David and Goliath của ông. Tôi tin là bạn ít nhiều sẽ thấy bóng dáng của mình, hoặc của bạn bè, những người thân quen mình phảng phất đâu đó trong câu chuyện dưới đây. 

Nếu bạn hỏi tuổi trẻ của Steve Jobs đáng giá bao nhiêu, tôi khá chắc ông sẽ trả lời là vô giá. Thất học, thất nghiệp, sống du thủ du thực, ăn cơm từ thiện qua bữa, ngủ trên sàn nhà, bạn có muốn tôi liệt kê hết thời thanh niên oanh liệt của nhà sáng lập Apple không? 

Nhưng cũng chính ở câu chuyện về Jobs trẻ tuổi đó, mỗi độc giả đều sẽ lĩnh hội những bài học riêng: người trẻ đọc về ông sẽ tìm thấy niềm an ủi, tiếp sức; người trung niên tìm thấy niềm cảm hứng, lòng can đảm và cuối cùng, người già tìm thấy sự mãn nguyện cùng cảm giác bồi hồi khi nhớ về một thời son vàng đã qua. 

Một số người chắc chắn có nhiều “giờ rảnh rang” hơn những người khác, nhưng hầu hết chúng ta đều có ít nhất một vài giờ “không biết làm gì”. Và theo Quy tắc 5 giờ, cách chúng ta chi tiêu những giờ đó có thể định hình sự khác biệt giữa người thành công và kẻ tầm thường. 

Mỗi người chúng ta đều có ít nhất một người bạn với cái dạ dày không đáy, mỗi lần đi ăn buffet là chủ quán chỉ có lỗ chứ chẳng thấy lời. Tuy nhiên, phần lớn chúng ta đều chỉ ăn ở mức vừa đủ, vì nếu bạn cố ăn cho đẫy, bạn sẽ va phải thứ mà các nhà kinh tế học gọi là Quy luật lợi ích cận biên giảm dần. 

Những miếng thịt đầu tiên ngon tuyệt cú mèo, nhưng đến miếng thứ hai mươi, cảm giác thỏa mãn sẽ được thay bằng chướng bụng, ngán ngẩm. Một ông chủ quán buffet sẽ không giờ thiệt nhờ vào quy luật đó, rằng mỗi chúng ta đều biết bất cứ thứ gì dư thừa quá sẽ đem lại khổ đau – ngay cả những điều tốt đẹp nhất trong cuộc sống. 

Và đó cũng chính là nền tảng của triết lý Lagom từ Thuỵ Điển – chủ đề của bài viết hôm nay. Nó có thể thay đổi cách bạn nhìn nhận cuộc sống của mình một cách tích cực hơn, tất nhiên là với một cái giá nho nhỏ – mà đọc dưới đây sẽ rõ. 

Load more stories