Kỹ Năng Sống

Subcategories

Which Books To Choose?

Có một lời khuyên không bao giờ lỗi thời đối với việc đọc sách là: Chất lượng hơn số lượng. 

Đọc ít mà áp dụng được còn hơn đọc nhiều mà chỉ dừng ở lý thuyết suông. Kiến thức không đem ra thực hành được thì còn có ích lợi gì? 

Nhưng làm thế nào để tìm ra mấy cuốn sách chất lượng? 

Chà, nếu bạn đang thắc mắc vậy thì, 5 cuốn sách bổ ích dưới đây đang chờ đón bạn khám phá đấy! 

Lucius Annaeus Seneca, hay thường gọi là Seneca, là một chính khách Roman và một nhà triết gia nổi tiếng, một trong ba cây đại thụ của trường phái Khắc kỷ Hy Lạp. Ngay từ sớm, Seneca đã phát triển một bộ kỹ năng tư duy vượt bậc và là bậc thầy về cách sống. Trong tác phẩm On the Shortness of Life, Seneca nhắc nhở chúng ta về một trong những tài nguyên quý giá nhất nhưng thường bị xem nhẹ: thời gian. Và dưới đây là 10 ý tưởng cốt lõi nhất về nghệ thuật quản lý thời gian của ông. 

Chức vô địch của Cleveland Cavaliers năm 2016 là một cú lội ngược dòng ngoạn mục. Họ bị dẫn trước 3 – 0, sau đó lật lại và giành chiến thắng chung cuộc trong chuỗi so tài 7 trận với tỷ số 4 – 3. 

Kyrie Irving đóng góp công rất lớn trong chiến thắng lịch sử đó. Ngay khi tiếng còi kết thúc trận đấu vang lên, anh chạy thẳng vào phòng thay đồ, bấm máy gọi cho Kobe Bryant. 

Bryant nhấc máy. “Trời ơi, lời khuyên của anh có tác dụng. Nó phát huy hiệu quả!” Irving hò reo trong vui sướng. Bryant cũng sướng lây, còn gì tuyệt hơn khi bạn cho ai đó lời khuyên và họ quay lại cảm ơn với một thành quả mỹ mãn cơ chứ? 

Có lẽ bạn ít nhiều cũng vài lần trải qua cảm giác tự hào khi cho người khác một lời khuyên hữu ích như Bryant. Nhưng tới vài tuần sau, bạn gặp phải tình huống tương tự, rồi bạn lại đưa ra một quyết định tệ hại, thậm chí còn khác xa với những điều bạn đã khuyên người khác trước đó. 

Tại sao? Tại sao cùng một vấn đề, bạn khuyên người khác thì mọi chuyện đầu xuôi đuôi lọt còn khi phải tự khuyên bản thân thì bạn bỗng hóa khù khờ dốt nát? 

Thực tế thì đó là một khuynh hướng nhận thức chung mang tên Nghịch lý Solomon. Cái tên này xuất phát từ câu chuyện về vua Solomon người Israel cổ – nổi tiếng thông thái tới nỗi nhiều người vượt hàng trăm dặm tìm tới để xin lời khuyên, thế nhưng cuối cùng lại không thể tự đưa ra lời khuyên sáng suốt cho chính mình và dẫn tới sự sụp đổ của vương quốc. 

Câu chuyện thú vị đó như sau. 

Trong cuốn sách So Good They Can’t Ignore You: Why Skills Trump Passion in Searching for Work You Love xuất bản năm 2012, tác giả Cal Newport có viết, “Khuyên ai đó theo đuổi đam mê của họ là một việc làm nguy hiểm.” 

Newport cho rằng ‘đam mê’ là một khái niệm hết sức mơ hồ, ông nghi ngờ cái giả định ngầm của lời khuyên: “Ai cũng có sẵn một niềm đam mê có thể lựa chọn làm con đường sự nghiệp để theo đuổi. Việc của bạn là tìm ra nó, hết mình vì nó và bạn sẽ thành công.” 

Trong bài viết này, tôi sẽ chỉ ra cho bạn lời khuyên 'hãy theo đuổi đam mê' của Steve Jobs tại Đại học Stanford năm 2005 thực sự là một lời khuyên tệ hại, lý giải tại sao không cần đam mê rực cháy bạn vẫn có thể xuất phát tốt, cũng như tại sao dùng đam mê để kiếm tiền chưa chắc đã phải điều hay. 

Trước hết, hãy cùng khám phá bí mật của Mark Cuban. 

Tại sao phải cố gắng để giống với mọi người, khi chúng ta được sinh ra để trở nên nổi bật? Bạn có thể làm đủ mọi cách để được chú ý, nhưng rất nhiều trong số đó không tạo được ấn tượng lâu dài.

Trong bản Lý lịch đại biểu dự Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ VII, Bác Hồ đã ghi: “Biết các thứ tiếng: Anh, Pháp, Trung Quốc, Ý, Đức, Nga”. Nhưng thực tế khi Bác đi thăm nước ngoài, cũng như đón tiếp các Đoàn ngoại giao tới thăm và làm việc tại Việt Nam, chúng ta được biết Người cũng sử dụng thành thạo, điêu luyện nhiều ngoại ngữ khác như: tiếng Thái, Tây Ban Nha, Ả Rập… chưa kể 54 tiếng dân tộc của Việt Nam. 

30 năm trời bôn ba nơi xứ người, đi khắp các nước châu Âu để tìm đường cứu nước, chưa lúc nào Bác ngừng học, ngừng phát triển. Bác Hồ của chúng ta cũng là một tấm gương tự học tiếng nước ngoài thành công trong điều kiện vô cùng gian khổ và thiếu thốn.

Xây dựng thương hiệu cá nhân đã trở nên quan trọng hơn bao giờ hết trong thời đại kỹ thuật số của truyền thông xã hội và thương mại điện tử ngày nay. Xây dựng thương hiệu cá nhân không cần phải giả tạo; nó chỉ đơn giản là một ấn tượng rõ ràng về bạn là ai và bạn làm gì. Tuy nhiên, nếu thuật ngữ “thương hiệu cá nhân” cảm thấy hơi mơ hồ hoặc bạn đang tự hỏi liệu mình có cần đầu tư để phát triển thương hiệu của riêng mình hay không, thì đây là bài viết dành cho bạn!

Một trong những nỗi sợ thầm kín nhất của con người là nỗi sợ bị bỏ lại (Fear Of Missing Out - FOMO). Chúng ta sợ hãi khi đám đông biết điều ta không biết, làm những điều ta không làm. Ta ám ảnh với việc phải bắt kịp thông tin, cập nhật tin tức để biết điều gì đang diễn ra xung quanh.

Nỗi sợ đó thôi thúc ta lượn lờ hàng giờ khắp các mặt báo, tìm kiếm những “tin mới”, “tin hot”, “bản tin cập nhật”,... Tuy nhiên sự thật khá phũ phàng: tin tức không khiến ta trở nên tri thức, cập nhật hơn mà còn ngược lại. Càng tiêu thụ nhiều tin tức, chúng ta càng dễ bị “nhiễu” thông tin. 

Và dưới đây là lý do: 

Tư Duy Tích Cực: Đừng Nhầm Lẫn Với Những “Mặt Nạ” Cười

Khoảng cách của nỗi buồn và niềm hạnh phúc, của tuyệt vọng và hy vọng chỉ cách nhau một điểm duy nhất, đó chính là điểm bắt đầu. Hãy cứ tưởng tượng tinh thần con người giống như một trục số, điểm cân bằng hay ranh giới chính là số 0. Vượt qua con số đó, tiến lên phía trước là hạnh phúc vô cùng, và lùi lại phía sau là những cảm xúc số âm - cảm xúc tiêu cực. Như vậy, hạnh phúc thực sự tồn tại nhưng nó không phải thứ đồ tự nhiên sẵn có, luôn đủ để chia đều cho cả những người thụ động. Hạnh phúc chỉ nảy sinh khi con người khao khát nó và bắt đầu tư duy để kiếm tìm nó. Đó chính là ý nghĩa và cơ chế vận động của tư duy tích cực - lực thúc đẩy cần thiết để gia tăng điểm số hạnh phúc. Hãy cùng WeStudy tìm hiểu về tư duy tích cực và cách để sở hữu nó nhé!!

Nhà văn Mỹ nổi tiếng Mark Twain từng nói: “Một người không đọc sách chẳng hơn gì kẻ không biết đọc”. 

Không đọc sách, bạn bỏ lỡ một kho tàng tri thức khổng lồ của nhân loại.

Nếu bạn sẵn có niềm yêu thích sách, bạn có một xuất phát điểm tốt hơn. Và bởi bạn đọc nhiều hơn, bạn sớm nhận ra việc đọc mà chúng ta vẫn làm thường ngày, thực chất chỉ là bề nổi. 

Đọc cũng cần phải học. Hầu hết chúng ta đều chỉ đọc ở mức sơ đẳng. 

Bài viết hôm nay sẽ đào sâu vấn đề này. Tôi đề cập từ việc chọn sách sao cho đúng, cách từ bỏ những cuốn sách dở tệ, các cấp độ đọc khác nhau tới cả việc bạn mua hàng chồng sách về nhưng không đọc nữa. 

Hãy bắt đầu với câu hỏi: Làm thế nào để tôi không lãng phí thời gian vào những cuốn sách vô bổ? 

Trong một chương trình phỏng vấn diễn ra năm 2015, Bill Gates tiết lộ mình có thể đọc hơn 50 cuốn sách/năm. Ngoài trí tuệ thiên tài bẩm sinh, Gates có tinh thần học hỏi và khả năng tiếp thu tri thức thật đáng ngưỡng mộ. 

Và chúng ta không phải chờ đợi quá lâu để biết được bí quyết của thiên tài công nghệ này vì chỉ một năm sau bài phỏng vấn trên, Gates đã đăng tải một bài blog với tiêu đề “The best teacher I never had”. 

Khá tò mò phải không, con người vĩ đại nào mà khiến Gates cũng phải ngả mũ kính phục? 

Đó là nhà vật lý thiên tài người Mỹ Richard Feynman. Gates cũng bày tỏ thêm, chính nhờ những phương pháp học tập của Feynman đã giúp ông có thể “tiêu hóa” những 50 cuốn sách mỗi năm. 

Người thầy ấy đã phát triển một kỹ thuật mang tên ông – Kỹ thuật Feynman, được mệnh danh là phương pháp có thể giúp bất cứ ai nhớ mọi thứ họ đã học. 

Cùng tìm hiểu về nó trong bài viết ngày hôm nay cùng mình nhé! 

Hôm nay là chủ nhật. Vào chủ nhật, Toru không “lên dây cót”. Cậu nhàn rỗi và có thể đọc truyện, xem phim tùy thích. Việc duy nhất Toru cần làm là gửi một lá thư cho cô bạn gái Naoko.  

Ngồi vào bàn, cậu dành hẳn 1 tiếng để nghĩ xem sẽ bắt đầu lá thư bằng chuyện gì. Rồi một nửa tiếng nữa để đi tìm bút, hơn 3 tiếng viết, xé rồi lại tiếp tục viết. 

Khi xong xuôi đã quá giờ trưa, Toru ngồi lựa phong thư mất thêm nửa tiếng, rồi lại thêm 20 phút ngồi đọc đi đọc lại lá thư. Khi ra khỏi nhà, cậu phân vân mất 15 phút nghĩ xem có nên mang theo ô hay không. 

Cứ như vậy, chỉ một việc viết và gửi lá thư thôi đã chiếm trọn gần như cả ngày nghỉ của Toru. Cậu thắc mắc, “bình thường cùng lắm mất 2 tiếng thôi mà nhỉ, sao hôm nay mình dềnh dàng vậy ta?”. 

Không biết Toru đã tìm ra câu trả lời chưa, nhưng mong cậu sẽ đọc được bài viết này. Điều cậu đã trải qua là một hiện tượng trong Luật Parkinson, nói rằng khi ai đó ấn định khoảng thời gian lâu hơn cho một công việc, công việc đó sẽ tự động “giãn” ra theo và lấp đầy khoảng thời gian đó. 

Vậy còn bạn – người đang đọc bài viết này, bạn có từng giống như Toru? Bạn có bao giờ nghĩ việc đơn giản và sẽ hoàn thành nhanh chóng – nhưng cuối cùng lại lâu la không tưởng? Có cách nào để chấm dứt tình trạng này không? 

Có chứ, nếu bạn đọc kỹ những điều tôi chuẩn bị nói dưới đây.  

Quay lại mùa hè 1987, Francesco Cirillo, lúc này vẫn là một sinh viên Đại học – đang giam mình trong phòng để ôn thi. Tuy nhiên, anh không tập trung nổi. Quá bực mình, Francesco cá cược với chính mình: “Mày có được việc không vậy? Tao cá tao có thể tập trung trong hai phút mà không bị phân tâm!”. Tức thì, anh đi vào bếp, lấy chiếc đồng hồ hẹn giờ có hình quả cà chua đỏ rồi quay lại bàn. 

Vặn đồng hồ hai phút, anh bắt đầu đọc sách. Thật bất ngờ khi Francesco đã thắng cược, và có vẻ như anh vừa tìm ra điều gì đó. “Tại sao nó lại hoạt động?”, Francesco tự hỏi. Anh lần lượt tăng thời gian lên thành 5 phút, 10 phút rồi tới một tiếng… 

Francesco lặp đi lặp lại thí nghiệm trên trong nhiều ngày và đi tới kết luận: khả năng tập trung và năng suất làm việc của anh tối ưu trong khoảng 25 phút với 5 phút giải lao giữa các quãng. Lấy ý tưởng từ chiếc đồng hồ hình cà chua, anh đặt luôn cho phương pháp mình vừa phát triển là Pomodoro (Pomodoro là quả cà chua trong tiếng Ý). 

Ngày nay, Pomodoro được phổ biến rộng rãi như một phương pháp quản lý thời gian thông minh, giúp ích trong cả học tập, làm việc và nhiều lĩnh vực khác của cuộc sống. Để áp dụng nó thành công, dưới đây là tất cả những thông tin bạn cần biết: 

Quy tắc 10.000 giờ được giới thiệu bởi nhà báo Malcolm Gladwell trong cuốn sách Những kẻ xuất chúng xuất bản năm 2008 và đã dấy lên một làn sóng tranh cãi mạnh mẽ từ cả phía các chuyên gia lẫn độc giả. 

Malcolm đã viết “10.000 giờ là con số kỳ diệu của sự vĩ đại” – nguyên tắc cho rằng 10.000 giờ “luyện tập có chủ đích” là cần thiết để trở thành bậc thầy trong mọi lĩnh vực. Tuy nhiên, ông không hề chỉ rõ thế nào là luyện tập có chủ đích, và theo đó quy tắc đã bị hiểu sai rất nhiều. Hệ quả là tác giả cuốn sách – ông Gladwell nhận vô số lời chỉ trích về phía mình. 

Bài viết này không để minh oan cho Gladwell, nó cho bạn biết làm thế nào thông điệp của ông dần méo mó qua lời những kẻ có lẽ còn chưa đọc sách của ông bao giờ! Và tất nhiên là cả cách hiểu đúng để bạn có thể áp dụng Quy tắc 10.000 giờ vào cuộc sống của mình nữa, cùng bắt đầu thôi. 

Gửi đến bạn – một con người bận rộn, bạn có cho rằng 24 giờ một ngày vẫn là quá ngắn? Bạn đã bao giờ rơi vào cảnh công việc chất ngất nhưng không biết phải bắt đầu từ đâu? Bạn đã bao giờ cố gắng làm việc trước hạn chót nhưng chẳng thể tập trung nổi? Bạn có bao giờ thắc mắc tại sao mình làm nhiều hơn, nỗ lực hơn mà vẫn thua kém người làm ít?

Nếu bạn đang thắc mắc những câu hỏi này, chắc hẳn bạn chưa hài lòng về năng suất làm việc của mình. Và hãy tưởng tượng cảm giác thoải mái, phấn khích nhường nào khi bạn có thể hoàn thành công việc của 8 tiếng trong chưa đầy một nửa số thời gian đó, dư ra vô số thời gian và năng lượng để nuông chiều những sở thích của bản thân, dành thời gian bên bạn bè nhiều hơn và sẽ vĩnh viễn tạm biệt với việc dằn vặt một ngày trôi qua mà mình chẳng làm gì ra hồn.

Với Nguyên lý Pareto mà chúng ta sẽ cùng thảo luận sau đây, bạn sẽ không còn phải tưởng tượng điều đó nữa. 

Đầu năm mới, hầu hết chúng ta đều tự đề ra những mục tiêu cần đạt được trong 12 tháng sắp tới. Hãy tưởng tượng sẽ tuyệt vời ra sao khi bạn có thể tận dụng khoảng thời gian trống thật hữu ích bằng việc đọc sách thay vì ngồi không lướt web. Cảm giác dằn vặt và nỗi ám ảnh “ăn không ngồi rồi” sẽ không còn đeo bám bạn. Bạn biết không, bình quân mỗi năm người Việt chỉ đọc chưa tới 3 cuốn sách trong khi thời gian dành cho mạng xã hội, đặc biệt ở bạn trẻ lại lên tới 7 – 8 tiếng/ngày. Mạng xã hội sở hữu ma lực hấp dẫn ta không ngờ và đường ra thì rối rắm như một mê cung. Bạn đã bao lần tự nhủ sẽ hạn chế mạng xã hội rồi lại đâu vào đấy sau vài ngày? Bây giờ, hãy đọc kỹ 5 bí quyết mà WeStudy nêu ra dưới đây và xem liệu bạn có tìm được tấm bản đồ để thoát khỏi mê cung kia, hoặc bạn có thể mãi chẳng bao giờ có cảm giác cứ qua thêm một tuần là mình đọc thêm được một cuốn sách mới.

Làm Thế Nào Để Không Mắc Kẹt Trong Chiếc Bẫy Kế Hoạch "Lý Tưởng"?

Kế hoạch là bước khởi đầu để chúng ta có thể bắt đầu tiếp cận mục tiêu của mình, cũng là định hướng, con đường để chúng ta phát triển một cách có tổ chức và hạn chế ít nhất những biến cố xảy ra. Kế hoạch luôn tồn tại một cách lý tưởng, dựa trên những giả lập hoàn hảo của chúng ta về tiến độ, khả năng thực hiện,... Thế nhưng, trong quá trình thực hiện kế hoạch, chính những yếu tố kể trên trở thành biến cố gây ra sự biến động của kế hoạch ban đầu, có thể là chậm tiến độ, có thể là không đạt tới mục tiêu, thậm chí đổ vỡ vì không đủ khả năng hoàn thiện. Khi những vấn đề đó xảy ra, chúng ta thường bị mắc kẹt lại bên trong kế hoạch, cảm thấy sụp đổ vì đã thất bại. Thực chất, nó chỉ là chiếc bẫy giả tưởng do chúng ta tạo ra, nếu thành công, nó sẽ trở thành hiện thực màu hồng, nhưng nếu bị biến cố ảnh hưởng, nó sẽ tan vỡ như bong bóng. Vậy, phải làm thế nào để không bị mắc kẹt trong chiếc bẫy này, cùng WeStudy tìm cách thoát khỏi nó nhé!!

Chủ Nghĩa Năng Suất Độc Hại: Bạn Có Đang Đốt Cháy Toàn Bộ Thời Gian Cho Công Việc?

Các chủ doanh nghiệp luôn kỳ vọng nhân viên của mình hết mình cho công việc, gia tăng tốc độ và kết quả cho các dự án khác nhau. Và nhân viên, để đáp ứng kỳ vọng ấy, đồng thời đáp ứng mục tiêu thăng chức, gia tăng tài chính,... mà tự đẩy mạnh khả năng làm việc của bản thân bất chấp thời gian, sức khỏe và các mối lo khác trong cuộc sống. Thái độ làm việc này được gọi là Toxic productivity - chủ nghĩa năng suất độc hại - thứ đang gây ra sự mất cân bằng của các vấn đề khác nhau trong cuộc sống. Khi kết quả không chạm tới mục tiêu và kỳ vọng, những con mồi của chiếc bẫy năng suất này sẽ tự nhiên sụp đổ. Vậy chúng ta cần nhìn nhận nó ra sao và giải quyết bằng cách nào, hãy cùng WeStudy tìm hiểu nhé!!

Nhìn Lại Xu Hướng Sách Nói: Có Một Thứ "Gia Vị" Bị Bỏ Quên

Trong vài năm trở lại đây, sách nói đã tạo ra một thị trường không nhỏ cho mình, với những cái tên không mấy xa lạ như Fonos, Waka, Gác sách, Hẻm Audio,... Không khó để tìm thấy trên các ứng dụng độc quyền của các công ty sách, hoặc trên Podcast, Youtube những tệp âm thanh lưu trữ nội dung của những cuốn sách thú vị. Thị trường này không chỉ tạo ra một ngách tăng trưởng doanh số cho các nhà phát hành, mà còn là động lực cho các cá nhân tham gia mạnh mẽ hơn vào việc sáng tạo nội dung. Sách nói, người đọc, nhạc dẫn,... đã là một yếu tố trong hoạt động giải trí, nâng cao trí tuệ của chúng ta. Thế nhưng, đâu đó trong những cuốn sách nói vẫn còn thiếu một chút gia vị, thứ gia vị khiến cho sách nói trở nên cuốn hút hơn, đặc biệt hơn. Cùng WeStudy tìm kiếm thứ gia vị đó nhé!!

Bước Ra Khỏi Vùng An Toàn - Khởi Đầu Của Những Trải Nghiệm Mới

Có rất nhiều người thu mình lại trong vòng an toàn. Giống như việc bạn chỉ muốn làm việc ở một nơi bình thường, thậm chí là không tương xứng với năng lực của bản thân, chỉ vì ngại thay đổi, ngại thử thách, ngại những con người mới và trải nghiệm mới. Hiển nhiên, đó là một sự lựa chọn về cách sống duy trì tính ổn định. Thế nhưng, nếu bạn không bước ra khỏi ranh giới của vùng an toàn đó, bạn sẽ không thể thấy những bứt phá của bản thân, không được trải nghiệm nhiều hơn, bỏ lỡ những cơ hội, chỉ còn xoay vòng với một cái tôi bị phai mờ. Giống như người ngủ say trong giấc mơ, vùng an toàn nuông chiều những mong muốn bản năng của bạn, nhưng để được là chính mình, bạn cần một sự bứt phá. Vậy, phải bước đi như thế nào và định hướng bản thân ra sao. Hãy cùng WeStudy mở cánh cửa đó nhé!!

Load more stories