Phim tài liệu Việt Nam là một trong những thể loại kén người xem và cũng đặc biệt thách thức đối với những người tham gia vào quá trình làm phim. Nếu dành thời gian lược khảo, tìm kiếm trong Viện phim Việt Nam, không khó để thấy hàng trăm bộ phim trong danh mục phim tài liệu. Tuy nhiên, càng tiến dần về thập niên 20 của thế kỷ 21, số lượng phim tài liệu càng trở nên ít ỏi. Trên ti vi, các bộ phim truyền hình ăn khách được ưa chuộng, các chương trình giải trí nổi lên như sóng biển. Trong các rạp chiếu là chỗ của những bộ phim điện ảnh nước ngoài nổi tiếng, và phim điện ảnh Việt Nam rót tiền quảng cáo nhưng lại vô cùng kém chất lượng. Những đứa trẻ trong sương - Children of the Mist - như một làn gió mát giữa làng phim điện ảnh đang khô cằn, là một trải nghiệm diễn ảnh và động lòng khán giả và những nhà làm phim. Hãy cùng WeStudy đi tìm kiếm sự hòa nhập ấy nhé!
Trong cuốn sách Film and Literature, Timothy Corrigan đã đưa ra nhận định: “Lịch sử quan hệ giữa phim ảnh và văn chương là một lịch sử yêu ghét lẫn lộn, đương đầu và phụ thuộc lẫn nhau. Từ thế kỉ XIX cho đến nay, hai cách nhìn thế giới này đã nhiều lần khinh thường nhau, cứu rỗi nhau, và làm méo mó bản ngã tự phong của nhau,… Các cuộc tranh luận về việc điện ảnh đồng nghĩa với văn học hay đi cùng với văn học đang tiếp diễn”. Dù điện ảnh và văn học được sinh ra, diễn biến và phát triển như thế nào thì chúng ta không bao giờ có thể phủ nhận tính văn học trong điện ảnh, tính điện ảnh trong các tác phẩm văn chương. Văn học sử dụng ống kính của điện ảnh để ghi lại cuộc đời, và ống kính ấy lại dựa vào văn học để tạo dựng lại một đời sống động. Chuyển thể tác phẩm văn học - điện ảnh đồng nghĩa phải gánh vác một trách nhiệm nặng nề và lớn lao, phải tham gia thực tế hóa một không gian văn hóa ở dòng thời gian khác trong tác phẩm văn học. Để làm rõ điều này, hãy cùng WeStudy bóc tách mối liên kết của điện ảnh và văn học, cũng như những yêu cầu cần thiết để có thể làm chủ ống kính máy quay nhé!!
Lợi ích của chụp ảnh kiến trúc là cực kì to lớn, nó cho phép mọi người có được sự hiểu biết trực quan về các tòa nhà mà nhiều người có thể không bao giờ có cơ hội đến thăm trong đời, tạo ra một nguồn tài nguyên quý giá cho phép chúng ta mở rộng tầm nhìn về kiến trúc của mình.
Với chiếc Leica nhỏ gọn trên tay, Henri Cartier-Bresson – cha đẻ của nhiếp ảnh báo chí hiện đại đã chu du khắp nơi để ghi lại những “khoảnh khắc quyết định” của cuộc sống. Vậy chính xác thì “khoảnh khắc quyết định” là gì và tại sao Henri phải dày công tìm kiếm nó tới vậy? Hãy cùng WeStudy khám phá trong bài viết dưới đây!
Sự thăng hoa của nhiếp ảnh là một thước đo vô hình. Trong văn chương, sự thăng hoa của nhà thơ là chơi đùa cùng con chữ, tạo ra những tứ thơ lay động lòng người, những nét câu độc nhất. Trong âm nhạc, sự thăng hoa của người nhạc sĩ tạo ra những nốt ngân vĩnh cửu hòa tan mọi sự vật xung quanh. Trong nhiếp ảnh - một loại hình nghệ thuật thị giác, sự thăng hoa có lẽ là khi cả không gian, thời gian, âm thanh, cảm xúc, màu sắc đều hòa vào trong cùng một khung hình. Sự thăng hoa đó được gọi là Cinematic Photography. Có những nhiếp ảnh gia theo đuổi khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ và tráng lệ. Có những nhiếp ảnh gia dành nhiều năm để nghiên cứu ảnh chân dung. Nhưng có những nhiếp ảnh gia lại đi tìm một điện ảnh đời thường trong khung hình của mình. Vậy, làm sao để có một bức ảnh Cinematic, hãy cùng WeStudy khám phá nhé!
Nếu bạn quan tâm đến chụp ảnh chuyên nghiệp, hẳn bạn tự hỏi cần phải đầu tư thời gian như thế nào. Mặc dù con số chính xác về việc mất bao lâu để trở thành một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp là tùy thuộc vào mỗi cá nhân, nhưng thường rơi vào khoảng 3 - 4 năm.
Vậy làm thế nào bạn có thể tận dụng tối đa thời gian đó, hoặc thậm chí đi nhanh hơn và tiến một bước gần hơn đến sự nghiệp nhiếp ảnh mơ ước của bạn? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Apple không ngừng nâng cấp Iphone đến con số 14, cho ra mắt các phiên bản Ipad, Macbook mới nhất trong năm 2022. Các nhà Sony, Fuji liên tục nâng cấp các dòng máy ảnh kỹ thuật số, cho ra mắt các lens chụp hàng chục tới hàng trăm triệu. Mọi dịch vụ tiến dần tới số hóa, từ siêu thị online tới thanh toán quét mã QR. Thế nhưng, giữa dòng chảy hiện đại ấy, một bộ phận không nhỏ các thanh niên trẻ lại lựa chọn “sống chậm” với máy ảnh film và màu ảnh film. Lý do cho hiện tượng này là gì? Hãy cùng WeStudy khám phá nhé!
Khi nhắc đến nghệ thuật, người ta có thể dùng những mỹ từ lộng lẫy nhất để ngợi ca, cũng có thể dùng những điều kiến cực đoan nhất để phán xét. Trong thiên kiến của một bộ phận đám đông, đã có sự phân chia mất cân bằng các lĩnh vực nghệ thuật khác nhau, đặt ra quan điểm về sự cao quý và sự rẻ tiền. Họ coi cái thú thưởng tranh là thú chơi quý tộc, là đam mê của những người nhiều tiền. Nhưng đồng thời họ cũng coi những người cất tiếng hát tại các hàng quán lấp lánh ánh đèn là không chân chính, không đứng đắn. Ngay cả hiện tại, ở một thời đại được đánh giá là tiến bộ, thì định kiến vẫn len lỏi trong nghệ thuật. Cùng là những bức ảnh, trong khi người ta đánh giá cao nhiếp ảnh sắp đặt, nhiếp ảnh thiên nhiên, nhiếp ảnh trừu tượng, nhiếp ảnh tối giản thì nhiếp ảnh đời thường chỉ được gọi là chụp và đăng trạng thái hằng ngày. Đã đến lúc nghệ thuật nói chung và nhiếp ảnh nói riêng cần được cởi trói, từ không gian phát triển đến tư tưởng nghệ thuật để được tự do phát triển, để mỗi người đều có thể đến với nghệ thuật, sở hữu bức ảnh của riêng mình.
Dạo gần đây, mạng xã hội nổi rần rần chuyện đi chụp biển Vô Cực ở Thái Bình. Thế nhưng, đẹp thì chưa thấy đâu, mà cực thì không thấy ranh giới. Điển hình là trường hợp một lượng lớn người đổ về biển Vô Cực, xếp hàng dài lội nước để có được bức ảnh đẹp nhưng lại đúng ngày thủy triều lên, cuối cùng lại lếch thếch đi về.
Rất nhiều người than rằng: “Ảnh trên mạng đẹp quá, mà sao đi chụp thực tế nó lại sai sai vậy nhỉ?”. Rốt cuộc nguyên nhân là ở đâu? Làm sao để chụp ảnh bắt trend vừa nhanh vừa đẹp? Lưu lại ngay những bật mí sau của WeStudy để có được những bức ảnh đẹp lung linh với những địa điểm cực HOT nhé!!
Bạn đang không có đủ ngân sách để mua một chiếc máy ảnh kỹ thuật số đời mới nhất? Nhưng cũng không quá thích máy film trong tầm giá rẻ? Thậm chí, bạn cảm thấy mua máy ảnh có chút tốn kém và bạn không có nhu cầu sử dụng thường xuyên. Vậy phải làm sao để có những bức ảnh thật đẹp chỉ với Smartphone?
Đây là vấn đề mà rất nhiều người đang gặp phải. Vừa tối ưu ngân sách không cần thiết cho máy ảnh, vừa có được những bức ảnh đẹp với chiếc điện thoại thông minh, là điều mà hầu như ai cũng mong muốn có được. Câu hỏi sẽ được WeStudy giải đáp trong bài viết này. Lưu lại ngay những nguyên tắc sau đây để thử cùng với chúng mình nhé!
Lưu giữ những kỷ niệm của bạn không chỉ có ý nghĩa về mặt cảm xúc và văn hóa mà còn giúp chúng ta nhớ lại chi tiết hình ảnh của các cuộc gặp gỡ. Ngoài ra, những bức tranh cũ này cũng sẽ là di sản cho thế hệ mai sau của bạn.