“Một người chỉ có thể là chính mình khi y ở một mình; và nếu y không thích sự một mình, y sẽ không thích sự tự do; vì chỉ khi y ở một mình, y mới thực sự tự do.”
Vào những năm 9x, nhiều chủ doanh nghiệp tin rằng cách duy nhất để khiến nhân viên làm việc năng suất là thúc giục và giám sát họ thật cẩn thận. Đây là dạng mô hình quản lý giống một lớp học truyền thống, và ta không thể phủ nhận hiệu quả của nó. Tuy nhiên trong thế giới ngày nay, phương pháp quản lý này đã trở nên vô cùng lỗi thời.
Giờ đây, nhiều công ty khác đang thử một lối tiếp cận mới mẻ hơn, trao quyền hơn cho nhân viên và nhà quản lý, đôi khi, chỉ đóng vai trò cố vấn. Chính điều này đã khởi nguồn cho một khái niệm mới được gọi là Động lực 2.0.
Tài năng. Chắc chắn rồi, bí mật gói gọn trong hai chữ “tài năng”. Nhưng hội chứng con vịt cho rằng sự việc không đơn giản tới thế.
Trong bài viết dưới đây, hãy cùng tìm hiểu về một hiện tượng tâm lý rất phổ biến trong thời đại hiện nay, mà rất có thể bạn đang là nạn nhân của nó cũng nên.
Nhiều người phóng đại tầm quan trọng của việc đặt mục tiêu, trong khi động lực then chốt thúc đẩy tiến bộ và thành công lại là hệ thống đằng sau mục tiêu đó.
"Trong một ngành công nghiệp đầy rẫy những cá tính hào nhoáng và cái tôi bị khuếch đại - những con người luôn cố gắng tỏ ra mình quan trọng, vẫn có những con người âm thầm làm chúng ta mỉm cười, suy nghĩ về cuộc sống và mong muốn bản thân trở thành một phiên bản tốt hơn."
Random Kindness, hay Everyday Acts of Kindness là những cụm từ dùng để chỉ những việc làm tốt nhỏ bé diễn ra trong cuộc sống thường ngày, không có gì ghê gớm. Khẩu vị của phần đông người nổi tiếng, có nguồn lực, có tầm ảnh hưởng là làm những việc “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, tiền hô hậu ủng. Rất ít người chịu thích “ra tay” giúp đỡ người khác những việc nhỏ nhặt thường ngày, chẳng đáng kể gì.
Có thể họ sợ mất thời gian. Có thể họ cho rằng việc đó “dưới tầm” của mình. Có thể họ tính toán rằng làm vậy chả có lợi gì về truyền thông hình ảnh. Hoặc ngược lại họ e ngại sẽ bị coi là phông bạt làm màu.
Nhưng thực tế là thường chỉ những tấm lòng quảng đại và dũng cảm, những con người có bề dày tu dưỡng mới không ngại mất thời gian, không ngại phiền phức, không ngượng ngùng, không để tâm đến khen chê, giúp người chỉ vì người ta cần, và vì niềm hạnh phúc được là một thành viên bình đẳng của nhân loại.
Hôm nay chúng ta sẽ nói về những Quý ông thực thụ của Holliwood. Cùng mình tìm hiểu xem đó là ai nhé!
"Khoảnh khắc Lady Gaga mặc một chiếc váy làm hoàn toàn từ thịt sống đã trở thành một trong những khoảnh khắc được bàn tán và gây tranh cãi nhất trong lịch sử văn hóa đại chúng."
Hành trình của Lady Gaga từ một nhạc sĩ trẻ tài năng ở New York đến một siêu sao toàn cầu là minh chứng cho sức mạnh của tính chân thực là chính mình, sự sáng tạo, lòng dũng cảm và trái tim trắc ẩn. Cô không chỉ định nghĩa lại nhạc pop mà còn sử dụng cuộc sống và nghệ thuật của mình để ủng hộ những điều cô cho là đúng. Điều này đã khiến cô trở thành một trong những nhân vật quan trọng và truyền cảm hứng nhất của thời đại chúng ta.
Nhiều người đọc tránh né các cuốn sách “nặng đô”, đơn cử như về chính trị, khoa học, triết học, v.v. vì cho rằng chúng vượt quá trình độ của mình. Tuy nhiên, Ryan Holiday lại có một cách tiếp cận khác.
Theo anh, đọc sách là rèn luyện trí não giống như rèn luyện cơ bắp. Một người tập thể hình muốn tăng cơ bắp phải nâng mức tạ lớn hơn khả năng hiện tại của anh ta. Tương tự, một độc giả muốn tăng hiểu biết của mình, phải tìm tới những cuốn sách mang tính thử thách hơn.
Và dưới đây là bí quyết Ryan liên tục “nâng mức tạ” của mình.