Bạn có bao giờ thắc mắc làm thế nào mà nhiều người có thể điều hành việc kinh doanh, dành thời gian với gia đình, tham dự các buổi hội thảo và thậm chí còn tranh thủ viết một cuốn tự truyện mỗi tối? Họ có siêu năng lực chăng? Tất nhiên là không rồi. Chỉ đơn giản là họ biết tối ưu hoá 24 giờ đồng hồ hơn bạn mà thôi, và riêng lợi thế ấy đủ tạo ra một khoảng cách lớn giữa hai chữ “bình thường” với “xuất chúng”.
Như thường lệ, dưới đây là một vài thủ thuật quản lý thời gian từ những bộ óc kiệt xuất nhất, hãy cùng xem ta có thể chôm chỉa gì từ họ không nhé!
“Đúng là con người có thể chỉ sống nhờ bánh mì - khi bánh mì khan hiếm. Nhưng điều gì xảy ra với con người khi thừa mứa bánh mì và khi cái bụng của họ thường xuyên no nê?
Ngay lập tức những nhu cầu khác (và “cao hơn”) xuất hiện và những nhu cầu này, chứ không phải những nhu cầu sinh lý, sẽ thống trị con người. Và khi những điều này lần lượt được thoả mãn, những nhu cầu mới (và vẫn “cao hơn”) lại xuất hiện, v.v. Đây chính là điều chúng tôi muốn nói khi cho rằng các nhu cầu cơ bản của con người được tổ chức thành một hệ thống phân cấp ưu việt tương đối.”
Là vị thuyền trưởng dẫn dắt Chicago Bulls thống trị NBA gần một thập kỷ, Phil Jackson đã dẫn dắt triều đại này đăng quang vô địch 6 lần, một kỷ lục vô tiền khoáng hậu gần như không thể phá vỡ. Tầm ảnh hưởng của Phil lớn tới mức huyền thoại Michael Jordan từng phát biểu công khai trước báo chí rằng “tôi sẽ không thi đấu trừ khi Phil Jackson là huấn luyện viên”, khi tin đồn Phil bị đuổi việc vào năm 1998 nổ ra. Khi ông rời Bulls để huấn luyện LA Lakers, từ năm 1999-2004 và một lần nữa từ năm 2005-2011, đội bóng này đã giành được 5 chức vô địch NBA.
Phil Jackson giải nghệ như “huấn luyện viên bóng rổ vĩ đại nhất”, vì ngoài những danh hiệu, những học trò nổi tiếng như Jordan hay Kobe, ông nổi tiếng là người lãnh đạo mềm mỏng, biết lấy nhu trị cương, dung hoà được nhiều cầu thủ có cá tính khác nhau và hướng họ tới chiến thắng chung. Trong bài viết hôm nay, hãy cùng mình tìm hiểu về 04 bài học lãnh đạo của Phil Jackson nhé!
Làm thế nào để tự tin trong khi bạn chẳng có gì để tự tin cả?
Kiểu như là, làm thế nào bạn có thể tự tin đảm nhận công việc mới nếu bạn chưa từng thử sức lĩnh vực này trước đây? Hoặc làm thế nào bạn có thể tự tin thuyết trình trước khách hàng quan trọng của công ty khi mà bạn chưa hề đương đầu với những dự án tầm cỡ kiểu vậy?
“Tự tin lên”, “Cứ làm như bình thường”, “Đừng quan tâm người khác nghĩ gì", hay “Hít thở sâu, tưởng tượng mình chỉ đang nói cho một người nghe duy nhất thôi!”, v.v. và nhiều mẹo mực khác, nhưng chiểu theo kinh nghiệm của tôi—một người từng thử hết tất cả chỗ đó rồi—thì chúng đều không giải quyết vấn đề triệt để.
Và bài viết này là để nhổ cỏ tận gốc đây. Đeo găng tay vào nào các bác nông dân, đến lúc phát quang bụi rậm rồi.
Đã bảo giờ bạn thức dậy và cảm thấy như mình chỉ đang cố gắng lê lết qua ngày chứ không thực sự sống? Tại sao tôi lại làm công việc này? Tôi đang cố gắng vì điều gì? Tôi là ai và tôi sẽ đi về đâu?
Trạng thái trên được gói gọn trong một thuật ngữ gọi là “khủng hoảng hiện sinh”. Trong bài viết hôm nay, ta hãy cùng tìm hiểu về khái niệm, dấu hiệu, nguyên nhân và cách giải quyết vấn đề này nhé.
“Chúng ta có được ý tưởng từ cái được gọi là vô thức—một phần của tâm trí chúng ta vẫn tiếp tục hoạt động, ví dụ, khi chúng ta ngủ. Vì vậy, điều tôi muốn nói là nếu bạn có được trạng thái phù hợp, tư duy của bạn sẽ trở nên sáng tạo hơn nhiều. Nhưng nếu bạn cứ lượn lờ cả ngày, lọ mọ mỗi chỗ một chút, ngó đồng hồ, gọi điện thoại, v.v. nói chung là không có phút nào ngơi nghỉ cả, bạn sẽ chẳng nảy ra được bất kỳ ý tưởng sáng tạo nào.”
Đôi khi chúng ta thường quản lý tài chính cá nhân theo một công thức cứng nhắc. Chắc chắn rồi, ta luôn bắt đầu bằng mức thu nhập cố định. Ta chi trả các hoá đơn, có lẽ để riêng ra một phần nhỏ, và phần còn lại cứ để nguyên trong tài khoản để chi tiêu cho tới đợt lương tiếp theo.
Thế rồi mỗi ngày, chúng ta đều phải kìm nén trước những cám dỗ tưởng như vô hạn để “bảo quản” cái hầu bao có hạn của mình. Cuối tuần này mình sẽ đi ăn lẩu hay mua đồ về tự nấu? Liệu mình có cần mua vài bộ quần áo công sở mới không nhỉ? Và đó là chưa kể tới kế hoạch mua nhà mua xe tuổi 30, tự do tài chính tuổi 35, v.v.
Liệt ra đây thì có vẻ nhiều, nhưng thực chất chúng đều là những vấn đề mà hầu hết chúng ta đều đối mặt. Và nếu bạn đang muốn tiết kiệm mà chưa biết phải bắt đầu từ đâu, hoặc bạn đã từng thử tiết kiệm rồi nhưng lại về mo, thì Kakeibo có thể là thứ bạn đang tìm kiếm.
Nếu bạn theo đuổi nghệ thuật như một sở thích ngoài công việc toàn thời gian, bạn hẳn không còn xa lạ gì với cơn mệt mỏi rũ rượi đánh gục bạn sau 8 tiếng ngồi văn phòng. Bạn như bị vắt kiệt. Tất cả bạn muốn làm khi về tới nhà là nằm dài ra sofa, vừa ăn vừa xem Netflix và lướt TikTok cho tới giờ đi ngủ. Và đó là chưa kể bạn đã lọ mọ trong bếp xử lý bữa tối và làm xong mấy việc vặt vãnh khác như dọn phòng, phơi quần áo, rửa bát, v.v. Vậy là, sau tất cả những thứ đó, bạn lấy đâu ra năng lượng để mà SÁNG TẠO?
Cảm giác buồn chán ở văn phòng là chuyện khá tự nhiên, đặc biệt là với người trẻ. Tuy nhiên, nếu kéo dài thì tình trạng này có thể gây ra tâm lý mông lung, cảm thấy mất phương hướng và thiếu động lực. Sau khi tham khảo một vài diễn đàn, kết hợp với quan sát và kinh nghiệm của bản thân, tôi xin đưa ra một vài chỉ dẫn giúp bạn thoát khỏi trạng thái trì trệ này như sau.