Một loài ký sinh thông minh không giết chết vật chủ của nó. Nó có thể làm vật chủ suy kiệt, nhưng không bao giờ được tiêu diệt hoàn toàn đối thủ của mình. Đó là một quy tắc phản ánh một hiện tượng trong thế giới kinh doanh và quản lý, được gọi là Nguyên tắc Shirky.
Bạn có quen những người thường xuyên kháy đểu không? Hoặc những người thích giễu cợt người khác một cách bóng gió? Và rồi họ nói “Đùa thôi mà!” hay “Sao phải căng thế!” để giảm bớt độ nghiêm trọng.
Những người này có hiềm khích hoặc uẩn khúc gì đây, nhưng họ dứt khoát không nói chuyện trực tiếp mà chỉ lả lơi công kích bạn một cách ngấm ngầm. Bạn có thể coi đó là chuyện thường tình, nhưng nó được gọi bằng một thuật ngữ tâm lý học hẳn hoi có tên là “Gây hấn thụ động”.
Trong bài viết này, hãy cùng tôi định nghĩa hiện tượng gây hấn thụ động, dấu hiệu nhận biết, giải thích lý do, và đề xuất các giải pháp để kiểm soát nó nhé!
Từng bị 22 nhà xuất bản từ chối, Dune đến nay đã bán được hơn 20 triệu bản toàn cầu, có lẽ là cuốn tiểu thuyết khoa học giả tưởng hay nhất mọi thời đại, và Star Wars sẽ không tồn tại nếu không có nó.
Trong bài viết này, hãy cùng xem cách Garry Kasparov, huyền thoại cờ vua thế giới, vượt qua sự lo lắng khi thi đấu, cùng một vài mẹo để xây dựng sự tự tin mà bạn có thể áp dụng được ngay nhé.
Ban đầu, self-help được cho là những lời lẽ khôn ngoan của bậc hiền nhân, rao giảng triết lý giúp con người đạt tới một cuộc sống tốt đẹp hơn. Tuy nhiên, self-help ngày nay đã lớn mạnh tới mức được tách riêng làm một ngành công nghiệp, và không thể phủ nhận nó đã biến tướng (theo chiều hướng tiêu cực) ít nhiều.
Mặc dù bản chất của self-help, như tên gọi của nó, là giúp con người hoàn thiện bản thân, song việc tự nâng đỡ chính mình chưa bao giờ là dễ dàng. Dưới đây là 5 vấn đề lớn đối với ngành công nghiệp self-help ngày nay.
Alfred Hitchcock chưa bao giờ nhận giải Oscar cho Đạo diễn xuất sắc nhất xuyên suốt sự nghiệp vĩ đại kéo dài hơn nửa thế kỷ của mình, nhưng chắc chắn là một trong những đạo diễn được tôn sùng và bị bắt chước nhiều nhất lịch sử điện ảnh.
Stephen King, nhà văn giả tưởng lớn nhất thời đại chúng ta, đã chấp bút viết nên cuốn tự truyện “Chuyện nghề viết” vào đầu những năm 90. Trong cuốn sách, ông tóm gọn cả hành trình viết lách của mình trong chưa đầy 100 trang giấy, và dành cả phần còn lại để đưa ra những lời khuyên cho các nhà văn trẻ, hoặc rộng hơn, những người bán chữ nuôi miệng.
Nếu bạn là một người viết, bạn nên đọc tác phẩm này. Nếu bạn là một tác giả, bạn phải đọc tác phẩm này. Và nếu bạn chẳng phải nhà văn hay bất cứ gì tương tự, bạn chỉ là một độc giả yêu thích thứ văn chương kỳ ảo của Stephen King, chẳng cần nói, bạn sẽ tự động tìm đọc cuốn sách này.
Còn dưới đây, là bản tóm tắt những lời khuyên thiết thực nhất rút ra từ sự nghiệp viết lách của ông. Hãy đọc đi, vì biết đâu bạn sẽ tìm thấy hạt ngọc nào trong đó.