Nếu bạn theo đuổi nghệ thuật như một sở thích ngoài công việc toàn thời gian, bạn hẳn không còn xa lạ gì với cơn mệt mỏi rũ rượi đánh gục bạn sau 8 tiếng ngồi văn phòng. Bạn như bị vắt kiệt. Tất cả bạn muốn làm khi về tới nhà là nằm dài ra sofa, vừa ăn vừa xem Netflix và lướt TikTok cho tới giờ đi ngủ. Và đó là chưa kể bạn đã lọ mọ trong bếp xử lý bữa tối và làm xong mấy việc vặt vãnh khác như dọn phòng, phơi quần áo, rửa bát, v.v. Vậy là, sau tất cả những thứ đó, bạn lấy đâu ra năng lượng để mà SÁNG TẠO?
Cảm giác buồn chán ở văn phòng là chuyện khá tự nhiên, đặc biệt là với người trẻ. Tuy nhiên, nếu kéo dài thì tình trạng này có thể gây ra tâm lý mông lung, cảm thấy mất phương hướng và thiếu động lực. Sau khi tham khảo một vài diễn đàn, kết hợp với quan sát và kinh nghiệm của bản thân, tôi xin đưa ra một vài chỉ dẫn giúp bạn thoát khỏi trạng thái trì trệ này như sau.
Cùng với hai tiền bối là Socrates và Plato, nhà triết học Aristotle là một trong ba trụ cột của văn minh Hy Lạp cổ đại, là những người đặt nền móng cho triết học phương Tây. Trong lĩnh vực luân lý học, Aristotle cho rằng hạnh phúc của con người bao hàm sức khoẻ, danh vọng, tiền tài, sự kính nể, v.v. nhưng quan trọng nhất là ta phải biết tự dùng lý trí để tìm kiếm hạnh phúc cho chính mình, thông qua việc trở thành một phiên bản tốt hơn. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng tóm gọn lý thuyết đạo đức học của ông và xem chúng ta có thể học hỏi được gì từ đó không nhé!
Nhiều người cho rằng người trẻ ngày nay đã trở nên quá nhạy cảm trước áp lực cũng như căng thẳng trong cuộc sống. Tuy nhiên, sức khỏe tinh thần là thứ mà bất cứ ai cũng cần chú trọng, chứ không riêng gì thế hệ trẻ. Tôi không rõ hiện trạng tinh thần của bạn đang ra sao, nhưng dưới đây là 5 thói quen để giữ một tâm trí khỏe mạnh, giúp bạn không thể gục ngã như một chú lật đật, và sống một cuộc đời bạn mong muốn.
Haruki Murakami kết hôn ở tuổi 23 và dành một thập kỷ tiếp theo của cuộc đời để điều hành một quán bar jazz ở Tokyo, Peter Cat, trước khi xuất bản cuốn tiểu thuyết đầu tay, Lắng nghe gió hát. Thành công của tác phẩm này thôi thúc ông chuyên tâm theo nghiệp viết lách, ở tuổi 33.
Với mỗi cuốn sách sau đó, sự nổi tiếng của ông ngày càng tăng, cho đến khi cuốn Rừng Na Uy ra đời năm 1987, đã biến ông thành một “siêu sao văn học”. Người ta nói rằng ở Nhật Bản, cứ bảy người thì có một người từng đọc Rừng Na Uy.
Trong bài viết hôm nay, hãy cùng điểm lại một vài lời khuyên viết lách mà Haruki Murakami dành tặng tới những người cầm bút nhé.