Ở tuổi hai mươi chín, Meryl Streep đang đau buồn vì bạn trai vừa qua đời, phải lòng người chồng tương lai của mình và bắt đầu thực hiện Kramer vs. Kramer (Gà trống nuôi con), bộ phim đưa bà lên hàng ngôi sao và càn quét giải Oscar năm 1980. Thế nhưng ít ai biết, quá trình quay phim không hề suôn sẻ, và, có thể nói không chỉ riêng Streep, mà nhiều diễn viên khác, đã phải trải qua một cơn ác mộng.
Và cơn ác mộng ấy mang tên Dustin Hoffman, nam chính của bộ phim cùng cái mà người trong ngành vẫn gọi là Method Acting.
Có lẽ bạn từng nghe được đâu đó câu nói “Diễn xuất là hành xử chân thực trong những hoàn cảnh tưởng tượng”. Đó là phương châm của bậc thầy diễn xuất huyền thoại Sanford Meisner, người đã sáng lập ra một kỹ thuật diễn xuất mang tên mình. Dưới đây, chúng ta sẽ cùng khám phá cách tiếp cận Kỹ thuật Meisner—và xem nó có gì đặc biệt nhé.
Bạn muốn theo đuổi nhiếp ảnh nhưng chưa chọn được thị trường ngách? Hãy thử xem qua danh sách dưới đây; từ con người cho đến thiên nhiên hùng vĩ, từ đường phố cho đến sàn diễn thời trang, tất cả đều là những khía cạnh độc đáo của nghệ thuật nhiếp ảnh mỗi thể loại đều mang đến trải nghiệm không trộn lẫn.
Dorothea Lange đã tạo ra một trong những bức ảnh mang tính biểu tượng nhất mọi thời đại, và cũng định hình nên khái niệm về những “nhiếp ảnh gia dấn thân”. Di sản nhiếp ảnh của bà là sự kết hợp nhuần nhuyễn hai lĩnh vực – nghệ thuật và báo chí – những ràng buộc và đạo đức hoàn toàn riêng biệt vẫn có thể song hành và cùng nhau, chúng thay đổi thế giới.
Robert Downey Jr. cho Marvel người hùng Tony Stark, cũng như Iron Man hoàn hảo mà hãng phim này muốn. Ngược lại, Marvel cũng tặng Downey thứ anh cần: một vai diễn để đời.
Ít ai biết, vai diễn Holly Golightly trong Bữa sáng ở Tiffany's ban đầu vốn được nhắm tới minh tinh Marilyn Monroe chứ không phải Audrey Hepburn. Nhưng như lịch sử tự chứng minh, hình ảnh Hepburn với chiếc váy đen hiệu Givenchy, kính râm cùng tẩu thuốc dài quá cỡ trên tay, đến nay đã trở thành một trong những biểu tượng kinh điển về thời trang và điện ảnh thế kỷ 20.
Albert Einstein có lẽ không phải người đầu tiên bạn nghĩ tới nếu muốn tìm lời khuyên cho một cuộc sống tốt đẹp hơn. Khi nhắc tới ông, phần lớn chúng ta sẽ nghĩ tới vị giáo sư vật lý với mái tóc bù lu bù loa, bức ảnh chụp ông lè lưỡi mang tính biểu tượng, và, rất có thể là cái công thức “E Bằng Mờ Xê Bình.”
Tuy nhiên, trái với nhận thức phổ biến rằng Einstein là một thiên tài lập dị, ông thực tế là người khá dễ gần và lạc quan. Ông trao đổi thư từ thường xuyên, có nhiều sở thích ngoài nghiên cứu vật lý, và nhìn vào cuộc đời của người đàn ông hạnh phúc ấy, chúng ta có thể đúc kết được nhiều triết lý giá trị, thiết thực với thời đại hiện nay.
Có lẽ là vào những năm thơ ấu của Stan Lee, thời mà bút danh Stan Lee chưa ra đời mà vẫn còn là cậu bé Stanley Lieber, đang ngồi ngấu nghiến một tạp chí tên là The Spider: Master of Men.
The Spider là một người hùng không có siêu năng lực, anh chỉ là một người đàn ông đội mũ chiến đấu với kẻ xấu. Anh đeo một chiếc nhẫn có biểu tượng con nhện, và khi anh tung đòn kết liễu, con nhện sẽ in lại trên hàm của gã kia.
Nhiều năm sau, cậu bé Stanley ngày nào giờ đã gần 40 tuổi, đang ngồi gõ máy thì thấy một con ruồi bò trên tường. “Jesus, chẳng phải sẽ rất oách nếu một siêu anh hùng có thể bám vào tường và di chuyển như một côn trùng hay sao?” ông nghĩ thầm;
Hai ý tưởng gặp nhau, và, bùm, Spider-Man ra đời.
Đó chính xác là hai tia sáng đã khơi mào cho ý tưởng về Nhện Nhọ. Nhưng hành trình biến ý tưởng đó thành một dạng vật chất, một anh hùng có tâm tư tình cảm riêng, lại không hề dễ dàng, đầy tréo ngoe và có phần… nực cười. Nực cười ra sao, bạn đọc tới cuối bài sẽ rõ.
Bộ phim Ferrari của đạo diễn Michael Mann, ra mắt dịp Giáng sinh vừa qua, đúng như tên gọi, là những mảng ký ức đan xen lẫn lộn về đời sống phức tạp của Enzo Ferrari, người được xem là “nổi tiếng nhất nước Ý ngoài Giáo hoàng.”
Cuộc đời của J. R. R. Tolkien, tác giả của bộ tứ huyền thoại giả tưởng Anh chàng Hobbit cùng Chúa tể những chiếc nhẫn, thực sự hấp dẫn và thú vị chẳng kém những tiểu thuyết của ông là bao. Từ những nốt nhạc thăng trầm trong bản tấu cuộc đời, nhà văn thêu dệt chúng thành cả một vũ trụ giả tưởng vượt thời gian.
Những câu chuyện về xã hội đen sẽ luôn đắt khách. Ở lĩnh vực điện ảnh, Bố già dạy chúng ta điều này từ rất sớm, mở đường cho một kỷ nguyên những bộ phim điện ảnh xuất sắc và kiến tạo nên nhiều hình tượng phản anh hùng ghi đậm dấu ấn trong lòng khán giả.
Tuy nhiên, dù là một trong những bộ phim nổi tiếng nhất từng được thực hiện và chắc chắn không phải dạng phim chỉ xem một lần, vẫn có nhiều chi tiết thú vị về bộ phim và câu chuyện hậu trường mà ngay cả những người hâm mộ cuồng nhất có thể bỏ lỡ.