Không có một điệp viên nào—và có lẽ là không một nhân vật văn học nào—nổi tiếng hơn James “007” Bond, người mà chỉ cái tên đã mang tính biểu tượng lớn lao, sánh ngang với các Sherlock Holmes, Hercules Poirot, v.v…
Vào tháng Năm năm 1963, một năm sau khi cha đẻ của Bond, Ian Fleming, qua đời, một bài tiểu luận ngắn với tựa đề “How to Write a Thriller” xuất hiện trên Books and Bookmen. Đúng như tựa đề của nó, tiểu luận là lời tự sự của Fleming, hoặc đúng hơn, là những lời khuyên mà ông dành tặng tới những nhà văn tham vọng viết nên những câu chuyện ly kỳ. Tuy nhiên, dựa trên những gì Fleming đã chia sẻ, tôi tin không chỉ những nhà văn mới cần tới bài viết này mà, nói rộng ra, là tất thảy những nhà sáng tạo.
Dưới đây là bản dịch của tôi. Tôi thừa nhận đã cắt xén một vài phân đoạn lê thê dễ khiến bạn lạc khỏi chủ đề chính; nhưng nhìn chung, tôi tin nó vẫn có thể được coi là một bản dịch tương đối, bất chấp sự bất hoàn chỉnh của nó.
Vào vai Naomi, “cô gái tóc vàng nóng bỏng nhất từ trước tới nay” trong Sói già phố Wall, Margot Robbie từng bị gắn nhãn là quả bom tình dục thế hệ mới. Nhưng với những gì đã làm được trong Birds of Preys và gần đây nhất là Barbie, cô gái tóc vàng đó đã và đang làm thay đổi quỹ đạo của Hollywood. Chính xác thì cô ấy đã làm như thế nào?
Lễ trao giải Quả cầu vàng lần thứ 81 được tổ chức vào ngày 7 tháng 1 vừa qua, với trung tâm là cuộc chiến giữa hai bộ phim ăn khách nhất phòng vé trong năm qua: Barbie và Oppenheimer. Cả hai bộ phim đều được ghi nhận là đã giúp vực dậy ngành công nghiệp phim ảnh đang ảm đạm sau đại dịch, đạt được thành công cả trên mặt trận thương mại lẫn phê bình.
Diễn ra trong vòng 3 tiếng, dưới đây là thông tin tổng hợp những điểm đáng chú ý trong buổi lễ.
Giả sử bạn đang có cuộc thảo luận nảy lửa với một người bạn. Bạn đưa ra ý kiến, rồi đối phương phản bác bằng một lập luận chặt chẽ, đanh thép tới mức tuyệt vời và làm lung lay vị trí của bạn. Giờ thì sao, bạn sẽ phản ứng thế nào?
“Được đấy, tôi công nhận ý kiến của bạn”, hay là nghĩ ngợi một hồi rồi ca cho đứa bạn cả một bài sớ - đơn giản vì chấp nhận thua cuộc thì thật xấu mặt? Đối với Plato, đó là lý do tại sao bạn nên dẹp hết mấy trò tranh luận đi. Tranh luận không quan tâm tới sự thật, người ta chỉ lao đầu tìm cách để chiến thắng.
Đánh mất vai Spider-Man vào tay Tom Holland, nhưng thất bại này chính là đòn bẩy giúp Timothée Chalamet nỗ lực hơn trong nghiệp diễn. Để rồi một năm sau đó, chàng trai trẻ đảm nhiệm vai chính trong Call Me by Your Name – bộ phim giúp anh nhận được đề cử Oscar đầu tiên trong sự nghiệp.
Giáng sinh năm 1947, Walt Disney tự mua tặng mình một món quà: một bộ mô hình tàu lửa bằng điện. Ông đặt nó ngay cạnh văn phòng để có thể chơi trong những giờ rảnh rỗi. Sau đó, ông nghĩ sẽ tuyệt hơn nếu gắn thêm cái này cái kia, rồi một chút cảnh quan chỗ này chỗ nọ,... Dần dần, mô hình của ông đã được mở rộng khủng khiếp, và nó gieo vào đầu người đàn ông 50 tuổi những ý tưởng sơ khai nhất về một công viên giải trí khổng lồ, nơi có những đường ray tàu hoả là ước mơ thơ ngây của mọi người Mỹ: Disneyland.
Vài bộ phim trở nên vĩ đại hơn theo thời gian. Casablanca là một trong số đó.
Câu chuyện trong Casablanca diễn ra tại thành phố cùng tên của Maroc, xoay quanh nhân vật chính Rick Blaine (Humphrey Bogart) - ông chủ của một quán bar sang trọng kiêm sòng bạc khét tiếng có tên “Rick's Café Américain”. Có vẻ ngoài lạnh lùng, xa cách, Rick không bao giờ tiếp rượu tới quán bar. Giữ quan điểm chính trị trung lập và kiên quyết noi theo phương châm sống là “không thò đầu ra cho ai cả”, Rick sống yên ổn tại đất cảng, cho tới khi…
Năm 1871, Hạ viện Vương quốc Anh thông qua đạo luật có tên Bank Holidays – Kỳ Nghỉ Của Ngân Hàng, chỉ định ra bốn ngày lễ trong năm mà các ngân hàng được nghỉ phép. Ban đầu, chỉ các nhà băng mới được hưởng đặc ân này, nhưng rồi dần dần các doanh nghiệp, trường học, tổ chức đoàn thể đều xung phong “hưởng ké”. Đạo luật thiết thực này đã tồn tại trong suốt một thế kỷ cho tới khi bị xoá bỏ và thay thế bằng một đạo luật khác, nhưng không thể phủ nhận tầm ảnh hưởng và giá trị mà nó đem lại, và hơn cả là bí quyết truyền thông cực kỳ đơn giản tới từ người “phát minh” ra nó – Sir John Lubbock.