Trong Câu chuyện đồ chơi 2 (Toy Story 2), kẻ lấy trộm Woody, Al McWhiggin (chủ cửa hàng Al's Toys Barn) đã gọi thợ bảo dưỡng đến sửa lại Woody khi cánh tay của món đồ chơi bị rơi ra. "Vậy khi nào thì ông xong?" Al hỏi. Và nhận được câu trả lời: "Anh không thể hối thúc nghệ thuật được."
Hẳn đây là châm ngôn của hãng Pixar luôn. Nhưng hãy quên câu thần chú ấy đi. Vì đơn giản, nếu không hối thúc, không ràng buộc, không cam kết thì nhiều ý tưởng sẽ mãi chỉ nằm trong đầu mà thôi.
Gần đây tôi đọc được cuốn Thư gửi nhà tiểu thuyết trẻ của Mario Vargas Llosa, tác giả nổi tiếng người Peru đồng thời là chủ nhân của giải Nobel Văn học năm 2010. Ở chương đầu, ông ấy kể một câu chuyện rất thú vị mà ông gọi là “truyện ngụ ngôn về con sán dây”, và đem trường hợp của Gustave Flaubert ra làm ví dụ như sau.
Không có một điệp viên nào—và có lẽ là không một nhân vật văn học nào—nổi tiếng hơn James “007” Bond, người mà chỉ cái tên đã mang tính biểu tượng lớn lao, sánh ngang với các Sherlock Holmes, Hercules Poirot, v.v…
Vào tháng Năm năm 1963, một năm sau khi cha đẻ của Bond, Ian Fleming, qua đời, một bài tiểu luận ngắn với tựa đề “How to Write a Thriller” xuất hiện trên Books and Bookmen. Đúng như tựa đề của nó, tiểu luận là lời tự sự của Fleming, hoặc đúng hơn, là những lời khuyên mà ông dành tặng tới những nhà văn tham vọng viết nên những câu chuyện ly kỳ. Tuy nhiên, dựa trên những gì Fleming đã chia sẻ, tôi tin không chỉ những nhà văn mới cần tới bài viết này mà, nói rộng ra, là tất thảy những nhà sáng tạo.
Dưới đây là bản dịch của tôi. Tôi thừa nhận đã cắt xén một vài phân đoạn lê thê dễ khiến bạn lạc khỏi chủ đề chính; nhưng nhìn chung, tôi tin nó vẫn có thể được coi là một bản dịch tương đối, bất chấp sự bất hoàn chỉnh của nó.
Năm 1871, Hạ viện Vương quốc Anh thông qua đạo luật có tên Bank Holidays – Kỳ Nghỉ Của Ngân Hàng, chỉ định ra bốn ngày lễ trong năm mà các ngân hàng được nghỉ phép. Ban đầu, chỉ các nhà băng mới được hưởng đặc ân này, nhưng rồi dần dần các doanh nghiệp, trường học, tổ chức đoàn thể đều xung phong “hưởng ké”. Đạo luật thiết thực này đã tồn tại trong suốt một thế kỷ cho tới khi bị xoá bỏ và thay thế bằng một đạo luật khác, nhưng không thể phủ nhận tầm ảnh hưởng và giá trị mà nó đem lại, và hơn cả là bí quyết truyền thông cực kỳ đơn giản tới từ người “phát minh” ra nó – Sir John Lubbock.
Vào những năm 1870, ngành báo chí và in ấn đối mặt với một vấn đề rất nhức nhối và tốn kém. Nhiếp ảnh vừa mới ra đời và ngay lập tức được ưa chuộng. Độc giả muốn xem nhiều hình ảnh hơn, nhưng không ai có thể tìm ra cách in hình ảnh nhanh chóng và tiết kiệm.
Ví dụ, nếu một tờ báo muốn in một hình ảnh vào những năm 1870, họ phải thuê thợ khắc bản sao của bức ảnh lên một khuôn thép bằng tay. Những khuôn thép này được sử dụng để nhấn hình ảnh lên giấy, nhưng chúng bị vỡ chỉ sau một vài lần sử dụng. Quá trình in ấn dạng này (thuật ngữ chuyên môn gọi là photo stereotype), bạn thấy đấy, rất tốn thời gian và.. tốn tiền.
Ngành in ấn có lẽ vẫn sẽ tiếp diễn theo chiều hướng ít khả quan như trên nếu không có sự xuất hiện của người đàn ông tên Frederic Eugene Ives. Câu chuyện về sự sáng tạo và đổi mới của ông mà tôi sẽ chia sẻ ngay dưới đây, là một khuôn mẫu điển hình để nghiên cứu 5 bước chính của quá trình sáng tạo.
Sáng tạo là một thiên khiếu thường bị xem nhẹ, trong khi phần lớn những gì chúng ta đang tiêu thụ ngày nay đều là sản phẩm của sáng tạo. Những nhà làm phim, ca sĩ, nhà văn, vlogger, vân vân… nếu có danh từ chung nhất để nói lên họ là ai – thì đó là người sáng tạo.
Kỷ nguyên công nghệ ngày nay đã khiến việc sáng tạo trở nên dễ dàng hơn rất nhiều – nhưng sự cạnh tranh cũng theo đó gia tăng. Nhờ có TikTok và Youtube, hai nền tảng tạo video nổi tiếng nhất, các nhà sáng tạo trẻ tuổi tha hồ thỏa sức vẫy vùng, và không hiếm những người đạt được thành công chói lọi dù tuổi đời vẫn đôi mươi.
Tất nhiên có sự khác biệt rõ rệt giữa một tiểu thuyết gia và một nhà làm phim – dù cả hai đều là những người sáng tạo – nhưng ở họ vẫn tồn tại một vài mẫu số chung đáng chú ý như dưới đây.
Anthony Trollope, một thư ký chính phủ người Anh thời Victoria, đã viết hơn 80 tác phẩm ngắn dài trong suốt sự nghiệp cầm bút “tay trái” của mình. Trollope viết hai tiếng rưỡi mỗi sáng trước khi đi làm với chiếc đồng hồ trước mặt, ép bản thân phải viết được 250 từ mỗi mười lăm phút. Lịch làm việc nghiêm ngặt, không có ngoại lệ. Nhiều tiểu thuyết gia đương đại khác, như John Creasey chẳng hạn, có thể vượt qua con số của Trollope một cách dễ dàng (Creasey từng viết 500 cuốn tiểu thuyết dưới mười bút danh khác nhau).
Nhưng đó chưa phải điều thú vị nhất. Người ta kể lại rằng, khi thói quen làm việc “như cái máy” của Anthony Trollope bị phơi bày, họ đã hỏi ông sự kỷ luật điên rồ và năng suất khó tin đó đến từ đâu?
Tua ngược thời gian về một thế kỷ trước. Không, thêm tám năm nữa đi. Được rồi, năm 1905, Einstein đã xuất bản một loạt các bài báo công bố các nghiên cứu của mình – những ấn phẩm thực sự đã góp phần vào công cuộc đổi mới ngành vật lý – do vậy, nhiều người gọi đó là “năm kỳ tích” của Einstein.
Nhưng với tác giả Ethan Siegel, trong một bài viết trên Big Think, cho rằng “những tiến bộ đáng kể đó khó có thể nảy ra từ chân không, hoặc Einstein theo một cách nào đó không thể nào là người ngoài cuộc trong lĩnh vực vật lý.”
Nói đơn giản, Ethan tin rằng: Einstein không phải dạng “thiên tài đơn độc”, thu mình trong phòng rồi tự thân phát triển nên Thuyết tương đối, và ý tưởng về lý thuyết đó cũng không rơi từ trên trời xuống đầu ông như quả táo của Newton. Trái lại, “cha đẻ của vật lý hiện đại” là một thiên tài biết đứng trên vai những người khổng lồ, đồng thời cộng tác với nhiều bộ óc kiệt xuất khác cùng thời, tạo nên một cộng đồng tài năng bổ trợ lẫn nhau.
Thiếu vắng họ, các ý tưởng của ông dù tuyệt vời tới mấy, có thể sẽ không đi tới đâu cả.
Có phải là một thiếu sót khi ta ngưỡng mộ các tác phẩm nghệ thuật mà không tìm hiểu về người nghệ sĩ đứng sau chúng? Bạn có biết là Victor Hugo, đại văn hào nước Pháp đã viết nên thiên hùng ca Nhà thờ Đức Bà Paris và Những người khốn khổ – có thói quen cởi truồng và viết trong trạng thái đứng mỗi khi bí ý tưởng hay không?
Benjamin Franklin, một trong bốn vị cha già lập quốc của Hoa Kỳ, mỗi sáng đều khoả thân ngồi trước hiên nhà, bất kể thời tiết nóng hay lạnh, một liệu pháp mà ông gọi là “tắm không khí”; Immanuel Kant mỗi ngày đều rời nhà đi bộ vào đúng 3 rưỡi chiều; hay nữ hoàng truyện trinh thám Agatha Christie không có nổi một chiếc bàn làm việc vì bà có thể làm việc ở bất cứ đâu.
Mỗi người đều có những nghi thức riêng, nhưng không phải là không có những khuôn mẫu chung dễ nhận biết, như dưới đây. Cùng khám phá xem bạn có thể bắt chước được gì từ những thiên tài nhé.
Agnes de Mille vừa mới đạt được thành tựu quan trọng nhất trong sự nghiệp của bà, nhưng giờ đây thứ duy nhất bà cảm nhận được là sự trống rỗng. Dòng suy nghĩ trong bà rối bời vô cùng vì… bà không hài lòng với chính tác phẩm của mình.
Mặc dù nó được giới phê bình lẫn khán giả ca tụng rần rần, bà vẫn tin rằng nó chẳng tuyệt tới mức thế. Bà có nhiều tác phẩm còn hay ho hơn nhiều, vậy mà lại thành bom xịt.
Bất cứ nhà sáng tạo nào chắc chắn cũng từng rơi vào tình cảnh trớ trêu như de Mille: tác phẩm mình tâm đắc thì lại bị ngó lơ còn tác phẩm mình nghĩ rất bình thường thôi bỗng lại được yêu thích.
Vậy de Mille đã giải quyết ra sao? Và chúng ta có thể học được gì từ câu chuyện của bà? Câu trả lời ngay dưới đây.
Việc tổng hợp nên bài viết này ngốn không ít thời gian và công sức của tôi, từ việc tìm tòi, dịch thuật và biên tập nữa. Tôi rất thích đọc về người nổi tiếng, về cách họ sống và làm việc, cách họ trở thành những kẻ xuất chúng trong lĩnh vực của mình. Hôm nay, tôi dành tặng tới bạn 10 lời khuyên, cứ gọi là lời khuyên đi, về cách mà các nhà văn đại tài tận dụng 24 tiếng đồng hồ của họ và thảo lên những áng văn tuyệt vời.
Phải mất khoảng 70 năm để ấn bản đầu tiên của Từ điển Oxford được tập hợp lại, và những năm đó đã chứng kiến sự gặp gỡ của hai người đàn ông nhìn bề ngoài khá giống nhau nhưng lại sống hai cuộc đời rất khác nhau.
Câu chuyện về hai người đàn ông này, giữa một giáo sư và một kẻ điên — James Murray và Tiến sĩ William Chester Minor — cùng sự ra đời của Từ điển Oxford đã tạo nên một thiên truyện hấp dẫn, là tổng hòa của học thuật, bạo lực, điên rồ, nghèo đói và tình yêu không phai nhòa với ngôn từ và lịch sử của chúng.
Hôm qua, khi lướt những trang mạng dành cho những người yêu mèo, tôi đột nhiên nhìn thấy một câu nói. Nó đã khiến tôi suy nghĩ rất lâu, và tưởng như chẳng phải chỉ mỗi loài mèo như thế. “Chúng ta giải cứu những con mèo, cho chúng tự do từ tay những kẻ bắt trộm rồi lại đưa chúng đến một cái lồng khác”. Quá trình này cũng giống như cách chúng ta tìm đến với sáng tạo. Ban đầu, những người khao khát tìm kiếm một bầu không khí tự do để dẫn dắt xu hướng, đưa ra những tuyên ngôn về việc khẳng định cái tôi cá nhân. Tuy nhiên, cũng chính những người đó, lại đặt ra một “cái lồng” cho sự sáng tạo. Sự sáng tạo bị trói buộc trong khuôn thức tư duy của họ. Khuôn thức ấy đồng thời tác động lên những cá nhân liên đới khác khiến cho sự sáng tạo bắt đầu đi trên một lối mòn mẫu mực. Vô hình trung, do sự phân biệt thiếu rõ ràng ở góc độ công thức và góc độ khuôn mẫu, chúng ta đã tiếp nhận một hệ tư tưởng dạng lồng sắt, ngăn sáng tạo được bứt phá và thoát ly. Hãy cùng WeStudy đi tìm cánh cửa của lồng sắt ấy nhé!
Ngày nay, thật khó để tưởng tượng được việc học tập, làm việc mà không có máy tính xách tay.
Bây giờ, nếu bạn thách tôi 100 đồng cho mỗi lần tìm được một sinh viên sử dụng laptop để ghi chú, tôi sẽ kiếm được một phần buffett khá ngon — có khi là hai phần.
Thực sự thì tôi mới chỉ chuyển qua viết tay độ 3 tháng gần đây thôi, còn trước đó thì tôi ghi chú tất cả bằng laptop. Từ bài giảng trên lớp, biên bản cuộc họp, to-do-list, kho ý tưởng hay thậm chí là cả nhật ký. — tất cả đều được soạn ra bằng những tiếng gõ lạch cạch vui tai.
Tôi khó lòng phủ nhận độ tiện lợi của các trình soạn thảo trực tuyến vì chúng có quá nhiều điểm ưu việt, từ khả năng sao lưu, không gian ghi chú không giới hạn hay có thể truy cập bất cứ lúc nào chỉ với chiếc điện thoại — vả lại chữ viết tay của tôi cũng không đẹp cho lắm, nên tôi khoái ghi chú trên thiết bị điện tử hơn.
Nhưng nếu nó vượt trội tới vậy, tại sao tôi vẫn quay về bên chiếc bút và tập giấy thần yêu như những ngày đầu học viết chính tả?
Bạn không phải là một độc giả văn học thì mới biết Ernest Hemingway là ai.
Phong cách viết ngắn gọn đặc trưng của ông được hàng loạt các tác giả, nhà báo, biên tập viên, người viết quảng cáo và cả giáo viên học tập theo.
Hemingway từng nói ông đã mất cả đời để trau chuốt lối viết tối giản đó. Tác phẩm nổi tiếng nhất của ông — truyện ngắn Ông Già và Biển Cả từ lâu đã được đem ra làm văn mẫu cho các thế hệ tác giả sau đó noi gương.
Hôm nay, nhân dịp tròn 124 năm ngày sinh của Ernest Hemingway, chúng ta hãy cùng khám phá 11 bài học viết lách từ ngòi bút đại tài này nhé!
“Tôi thích viết. Nhưng viết chưa bao giờ dễ dàng hơn với tôi, và bạn không thể mong đợi điều đó xảy ra nếu bạn muốn đạt được điều gì đó tốt hơn khả năng của mình,” Ernest Hemingway nói.