Chuyện Viết Lách

Stephen King, nhà văn giả tưởng lớn nhất thời đại chúng ta, đã chấp bút viết nên cuốn tự truyện “Chuyện nghề viết” vào đầu những năm 90. Trong cuốn sách, ông tóm gọn cả hành trình viết lách của mình trong chưa đầy 100 trang giấy, và dành cả phần còn lại để đưa ra những lời khuyên cho các nhà văn trẻ, hoặc rộng hơn, những người bán chữ nuôi miệng. 

Nếu bạn là một người viết, bạn nên đọc tác phẩm này. Nếu bạn là một tác giả, bạn phải đọc tác phẩm này. Và nếu bạn chẳng phải nhà văn hay bất cứ gì tương tự, bạn chỉ là một độc giả yêu thích thứ văn chương kỳ ảo của Stephen King, chẳng cần nói, bạn sẽ tự động tìm đọc cuốn sách này. 

Còn dưới đây, là bản tóm tắt những lời khuyên thiết thực nhất rút ra từ sự nghiệp viết lách của ông. Hãy đọc đi, vì biết đâu bạn sẽ tìm thấy hạt ngọc nào trong đó. 

Susan Sontag là một trong những cây bút phê bình sâu sắc nhất mà thế kỷ 20 từng sản sinh ra. Trưởng thành tại Mỹ giữa thời buổi loạn lạc, xã hội đầy rẫy biến động cùng những mưu toan chính trị, Sontag đã lấy ngòi bút làm vũ khí chiến đấu, cho ra mắt hàng loạt các tiểu luận, cũng như tác phẩm ngắn dài, bàn về các chủ đề rộng lớn như chiến tranh, nghệ thuật, văn hoá, bệnh tật, và, là một nhà vận động nhân quyền tích cực trong suốt cuộc đời. 

Dưới đây là những lời khuyên quý giá, những quan niệm sâu sắc về cuộc sống cũng như sự nghiệp viết văn của Sontag. Đó là những gì tinh túy nhất, được bà chắt lọc qua hàng thập kỷ bút chiến gian khổ, tới các nhà văn non trẻ, hoặc những người mong muốn lấy ngòi bút làm công cụ đấu tranh của mình.  

Không có một điệp viên nào—và có lẽ là không một nhân vật văn học nào—nổi tiếng hơn James “007” Bond, người mà chỉ cái tên đã mang tính biểu tượng lớn lao, sánh ngang với các Sherlock Holmes, Hercules Poirot, v.v… 

Vào tháng Năm năm 1963, một năm sau khi cha đẻ của Bond, Ian Fleming, qua đời, một bài tiểu luận ngắn với tựa đề “How to Write a Thriller” xuất hiện trên Books and Bookmen. Đúng như tựa đề của nó, tiểu luận là lời tự sự của Fleming, hoặc đúng hơn, là những lời khuyên mà ông dành tặng tới những nhà văn tham vọng viết nên những câu chuyện ly kỳ. Tuy nhiên, dựa trên những gì Fleming đã chia sẻ, tôi tin không chỉ những nhà văn mới cần tới bài viết này mà, nói rộng ra, là tất thảy những nhà sáng tạo. 

Dưới đây là bản dịch của tôi. Tôi thừa nhận đã cắt xén một vài phân đoạn lê thê dễ khiến bạn lạc khỏi chủ đề chính; nhưng nhìn chung, tôi tin nó vẫn có thể được coi là một bản dịch tương đối, bất chấp sự bất hoàn chỉnh của nó. 

Việc tổng hợp nên bài viết này ngốn không ít thời gian và công sức của tôi, từ việc tìm tòi, dịch thuật và biên tập nữa. Tôi rất thích đọc về người nổi tiếng, về cách họ sống và làm việc, cách họ trở thành những kẻ xuất chúng trong lĩnh vực của mình. Hôm nay, tôi dành tặng tới bạn 10 lời khuyên, cứ gọi là lời khuyên đi, về cách mà các nhà văn đại tài tận dụng 24 tiếng đồng hồ của họ và thảo lên những áng văn tuyệt vời. 

Ngày nay, thật khó để tưởng tượng được việc học tập, làm việc mà không có máy tính xách tay. 

Bây giờ, nếu bạn thách tôi 100 đồng cho mỗi lần tìm được một sinh viên sử dụng laptop để ghi chú, tôi sẽ kiếm được một phần buffett khá ngon — có khi là hai phần. 

Thực sự thì tôi mới chỉ chuyển qua viết tay độ 3 tháng gần đây thôi, còn trước đó thì tôi ghi chú tất cả bằng laptop. Từ bài giảng trên lớp, biên bản cuộc họp, to-do-list, kho ý tưởng hay thậm chí là cả nhật ký. — tất cả đều được soạn ra bằng những tiếng gõ lạch cạch vui tai. 

Tôi khó lòng phủ nhận độ tiện lợi của các trình soạn thảo trực tuyến vì chúng có quá nhiều điểm ưu việt, từ khả năng sao lưu, không gian ghi chú không giới hạn hay có thể truy cập bất cứ lúc nào chỉ với chiếc điện thoại — vả lại chữ viết tay của tôi cũng không đẹp cho lắm, nên tôi khoái ghi chú trên thiết bị điện tử hơn. 

Nhưng nếu nó vượt trội tới vậy, tại sao tôi vẫn quay về bên chiếc bút và tập giấy thần yêu như những ngày đầu học viết chính tả? 

“Sự kỳ vĩ của tảng băng trôi là ở chỗ chỉ một phần tám của nó ở trên mặt nước.” 

Bạn không phải là một độc giả văn học thì mới biết Ernest Hemingway là ai. 

Phong cách viết ngắn gọn đặc trưng của ông được hàng loạt các tác giả, nhà báo, biên tập viên, người viết quảng cáo và cả giáo viên học tập theo. 

Hemingway từng nói ông đã mất cả đời để trau chuốt lối viết tối giản đó. Tác phẩm nổi tiếng nhất của ông — truyện ngắn Ông Già và Biển Cả từ lâu đã được đem ra làm văn mẫu cho các thế hệ tác giả sau đó noi gương. 

Hôm nay, nhân dịp tròn 124 năm ngày sinh của Ernest Hemingway, chúng ta hãy cùng khám phá 11 bài học viết lách từ ngòi bút đại tài này nhé! 

“Tôi thích viết. Nhưng viết chưa bao giờ dễ dàng hơn với tôi, và bạn không thể mong đợi điều đó xảy ra nếu bạn muốn đạt được điều gì đó tốt hơn khả năng của mình,” Ernest Hemingway nói. 

Tại sao tôi lại phải viết trong khi ChatGPT có thể viết hộ tôi? 

Đừng nghĩ thế. Đừng để ChatGPT gõ máy thay bạn, làm thế thì lười quá, còn gì là sáng tạo nữa. Bài viết này sẽ không chỉ bạn cách nhờ ChatGPT viết hộ bạn, thay vào đó là hướng dẫn bạn cách biến ChatGPT thành cố vấn của bạn trong việc viết. 

Các ý tưởng trong bài được tham khảo từ cuốn sách ChatGPT: Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong công việc của Tiến sĩ Gleb Tsipursky, đồng thời là cây viết cộng tác với nhiều tờ báo nổi tiếng như Harvard Business Review, Fortune, USA Today,... 

Cùng khám phá nào!