Sáng Tạo

Subcategories

Lật Mặt Quảng Cáo: Những Cú Lừa Hoa Mỹ

Những người trẻ chúng tôi thường hay đùa với nhau về hình ảnh quảng cáo và hàng Shopee. Và dù đùa vậy, biết vậy, nhưng khi thấy quảng cáo, chúng tôi vẫn cứ táy máy mà ấn vào. Vì sao ư? Vì quảng cáo Shopee hiện lên trên Facebook của chúng ta luôn hiện ra với hình ảnh vô cùng lộng lẫy, được bài trí tinh tế, mẫu mặc đẹp lung linh và giá rất hời. Thế nhưng, khi ấn vào xem, nó sẽ đưa chúng ta đến một mức giá khác. Và khi mua về, có thể hình dáng bên ngoài hoặc chất liệu không giống như quảng cáo. Vậy tại vì cái gì mà người ta cứ bị lừa mãi? Sự thật là quảng cáo luôn khai thác những “nỗi đau” của người tiêu dùng, “điểm yếu” khiến người ta mủi lòng nấn ná. Dù chúng ta đều hiểu với nhau, giá tiền và chất lượng luôn đi liền với nhau. Nhưng, cứ rẻ là chúng ta bị lôi kéo, cứ khuyến mãi là chúng ta mua tới tấp, cứ đẹp là chúng ta chốt đơn. Không chỉ những bạn trẻ mà các mẹ - những người được mệnh danh là người mua hàng thông thái cũng không tránh khỏi những cú lừa hoa mỹ đó. Hãy cùng WeStudy lật mặt và giải quyết nó nhé!

“Nâng Bút Múa Kịch Bản”: Bạn Cần Gì Để Viết Tốt?

Đối với những nhà biên kịch, điều vui nhất là có thể giữ được ý tưởng kịch bản, là ý tưởng ấy được triển khai quay, là khi quay xong ra phim được khán giả đón nhận. Kịch bản giống như một sản phẩm nội dung đặc thù, yêu cầu ở người viết năng lực sáng tạo, khả năng tư duy, tổ chức ý tưởng, sắp xếp tuyến tính nhân vật,... Viết kịch bản không phải là phóng bút là ra chữ như tản văn, ghi lại cảm xúc thường ngày. Không phải là những content trên Facebook, Instagram mang màu sắc quảng cáo. Người viết kịch bản phải là một nghệ sĩ múa thạo nghề, vừa mềm mại linh hoạt, vừa vững vàng thăng bằng. Linh hoạt để ứng đối với những tình huống chỉnh sửa gấp, thăng bằng để không lung lay trước những ý kiến, giữ được chính kiến của mình. Để nâng bút múa ra được kịch bản, bận nên ghi lại những lưu ý dưới đây. 

Kịch Bản: Địa Hạt Sáng Tạo Mới Của Người Viết 

Kịch bản không phải một loại hình mới. Những chương trình thời sự, phóng sự luôn có kịch bản. Những video quảng cáo luôn có kịch bản. Những buổi giao lưu, thảo luận luôn có kịch bản. Kịch bản - một thành tố quan trọng - có ý nghĩa như cốt truyện, như cái khung cho một sản phẩm truyền thông. Riêng về điện ảnh, kịch bản có một yêu cầu rất cao, giống như một tác phẩm văn học. Điện ảnh Việt Nam không thiếu những bộ phim hay, vì không thể không kể đến những kịch bản của Vừa đi vừa khóc, Mùi ngò gai, Sóng ở đáy sông, Phía trước là bầu trời, Cả một đời ân oán,... Thế nhưng, khi con người có nhiều hơn các phương tiện giải trí, được tiếp xúc với nền điện ảnh thế giới, một số kịch bản phim Việt Nam đã không thể thỏa mãn được nhu cầu của người xem. Đầu tiên là về mặt kịch bản, sử dụng quá nhiều thoại, những motif lặp lại, nội dung sến sẩm thiếu thực tế, chưa khai thác vào chất liệu xã hội,... Những năm gần đây, phim Việt đã có một số tác phẩm được hưởng ứng, nhưng cơn khát kịch bản vẫn gia tăng qua từng năm. Đây là cơ hội để những người đam mê cầm bút dấn lối tìm đường, xây dựng thương hiệu của bản thân. Cùng WeStudy ghi lại những chú ý quan trọng của một kịch bản nhé! 

Tại sao tôi lại phải viết trong khi ChatGPT có thể viết hộ tôi? 

Đừng nghĩ thế. Đừng để ChatGPT gõ máy thay bạn, làm thế thì lười quá, còn gì là sáng tạo nữa. Bài viết này sẽ không chỉ bạn cách nhờ ChatGPT viết hộ bạn, thay vào đó là hướng dẫn bạn cách biến ChatGPT thành cố vấn của bạn trong việc viết. 

Các ý tưởng trong bài được tham khảo từ cuốn sách ChatGPT: Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong công việc của Tiến sĩ Gleb Tsipursky, đồng thời là cây viết cộng tác với nhiều tờ báo nổi tiếng như Harvard Business Review, Fortune, USA Today,... 

Cùng khám phá nào! 

Nếu chúng ta nhìn vào những thiên tài sáng tạo vĩ đại nhất trong lịch sử, sẽ có hết giai thoại này đến giai thoại khác về việc họ toàn làm những chuyện điên rồ. 

Igor Stravinsky tin rằng ông chỉ có cảm hứng viết nhạc trong tư thế trồng cây chuối. Trong những ngày đầu với Apple, Steve Jobs được tin là đã ngâm chân trong nhà vệ sinh để giải tỏa tâm trí trước các cuộc họp. Vincent Van Gogh đã tranh cãi với người bạn cùng phòng, sau đó tự cắt tai của mình và vì không muốn “lãng phí”, đã bọc chiếc tai lại trong hộp quà rồi tặng nó cho cô gái điếm yêu thích của mình như một vật kỷ niệm. 

Vâng, “nhàm chán” là từ cuối cùng mà bạn có thể dùng để mô tả những thiên tài sáng tạo của thế giới. Họ hẳn phải là những kẻ lập dị, nhiều khi hơi điên điên, có những sở thích kỳ quặc và chắc chắn rồi, “nhàm chán” không có trong từ điển của họ. 

Nhưng sự thật khá phũ phàng: quá trình sáng tạo, và cả những con người sáng tạo nhất thực sự khá nhàm chán. Và, bởi vì nó nhàm chán, nên bản thân sự sáng tạo có thể được lặp lại. Đó là điều mà tôi, bạn và bất kỳ ai khác cũng có thể bắt chước các vĩ nhân và luyện tập để trở nên sáng tạo hơn. 

Và nghĩ xem, còn tin nào tốt hơn thế cơ chứ? 

Việc thì nhiều mà chẳng biết bắt đầu ra sao? 

Bạn mở máy, nhìn chằm chằm vào màn hình rồi chẳng biết nên làm gì. Đầu óc bạn trống rỗng. 

Bạn tìm lại tệp lưu trữ ý tưởng. Chọn một cái, sau đó bắt tay làm. Nhưng mọi chuyện khó khăn quá. 

Không thể. Sao vậy? Đơn giản là không thể, bạn bị kẹt mất rồi. Tâm trí bạn mù mịt như đi trong màn đêm với chiếc xe hỏng đèn. Vậy là bạn rơi vào Writer’s Block rồi đấy. 

Có cách nào để giải phóng nó không? Làm thế nào để ý tưởng dồi dào trở lại đây? 

Chà, ca này gay go đấy. 

Không có đường tắt, ta đành đi xuyên qua thôi. 

“Một nhà soạn nhạc vĩ đại không sao chép, anh ta ăn cắp”, Igor Stravinsky đã từng nói. Họa sĩ Picasso cũng phát biểu một câu đại loại như “Nghệ sĩ hạng ba thì lê la sao chép, còn bậc kỳ tài thì cứ chôm thẳng tay”. 

Tuy nhiên “ăn cắp” ở đây không phải là đạo văn, điều đó không biến bất cứ ai thành một nghệ sĩ vĩ đại. Vậy rốt cuộc “ăn cắp” là thế nào? 

The Artist - Bi Kịch, Cứu Rỗi Hay Sự Đào Thải Cần Thiết Của Nghệ Thuật?

The Artist (Nghệ sĩ) là bộ phim đã thắng lớn tại giải Oscar năm 2012 với hàng loạt các hạng mục Nam chính, Nữ diễn viên phụ, Đạo diễn, Nhạc phim, Quay phim,... Những đánh giá này khiến bộ phim hiện ra với một khuôn dạng hoàn hảo trong giới phê bình điện ảnh. Nhưng hơn cả câu chuyện tình của hai nghệ sĩ là diễn viên phim câm George và diễn viên phim nói Miller, The Artist đã mang đến một thông điệp về mối quan hệ kiềng ba chân của Nghệ thuật - Thương mại - Kỹ thuật. Thể nghiệm nó dưới dạng một bộ phim câm đen trắng có phụ đề xen, với những cảnh chủ yếu ở rạp chiếu, phòng chiếu, phim trường, đạo diễn Michel Hazanavicius đã có một cuộc du hành thời gian ngoạn mục về thập niên 20 - 30 của thế kỷ XX. Vậy, cuối cùng thì The Artist muốn nói chính xác điều gì? Liệu trong nó chỉ ẩn chứa một giải nghĩa nghệ thuật hay còn ẩn dụ nào khác? Cùng WeStudy bóc tách các lớp nghĩa và tìm kiếm âm thanh đối thoại của bộ phim này nhé!!

Nghệ Thuật Thưởng Thức Tranh: Không Ranh Giới, Không Phân Tầng

Các nhà phê bình văn học trong quá trình xây dựng hệ thống lý luận đã chỉ ra rằng, độc giả khi đọc một cuốn sách, chính là đang tham gia sáng tác một lần nữa với tác giả tác phẩm. Giống như những người đọc, những người thưởng thức hội họa cũng sử dụng đôi mắt để tiếp cận với hệ thống đường nét, màu sắc hiển hiện của một tác phẩm hội họa, sau đó chuyển tải chúng đến bộ não để lý trí và tinh thần cùng tiến hành phân tích, cảm nhận, lưu giữ. Chẳng khó để bắt gặp một người đàn ông vô gia cư cầm theo cuốn sách bên mình, và cũng chẳng khó để thấy những người lao động vui vẻ ngắm những bức tranh cổ động trên đường phố ngõ xóm. Chẳng khó để thấy những em bé lấm lem đang cười hạnh phúc vì bộ màu mới, trang giấy mới để vẽ ước mơ. Hội họa đã không từ chối bất cứ ai yêu mến và muốn cầm cọ, vậy thì, sự thưởng thức hội họa cũng không có một ranh giới hay phân tầng nào hết. Cùng WeStudy bước vào thế giới hội họa và tìm xem làm thế nào để ngắm nhìn những bức tranh đúng cách nhé!!

Đi Tìm Những “Nàng Thơ” Của Hội Họa

Nghệ thuật luôn đau đáu theo đuổi một khuôn mẫu và nghệ sĩ luôn phác họa tác phẩm của mình theo khuôn mẫu ấy. Nhà biên kịch Pháp Roger Vadim đã phác họa nàng thơ Brigitte Bardot của mình qua bộ phim Và Chúa đã tạo ra phụ nữ (1956) và chính nó đã đưa Brigitte Bardot trở thành ngôi sao điện ảnh. Hàn Mặc Tử, một nhân tố thơ phát điên trong phong trào Thơ Mới của văn đàn Việt Nam, cũng đã từng lay động lòng người bởi những nét thơ rất tình cho những nàng thơ Mai Đình, Kim Cúc,... mà chàng từng gặp đi. Marie-Therese Walter - một trong số những nàng thơ ngây qua đời danh họa Pablo Picasso đã để lại trong ông nhiều cảm hứng, đặc biệt là bức họa nổi tiếng Le Reve. Thế nhưng, chỉ có những nàng thơ mới thực sự được trở thành “nàng thơ” nghệ thuật nói chung và hội họa nói riêng sao? Và phải chăng người họa sĩ nào cũng phải tìm kiếm một nàng mẫu mới có thể cầm cọ vẽ? Hãy cùng WeStudy trả lời những câu hỏi này và đi tìm “nàng thơ” đích thực của hội họa nhé!

Giải Hóa “Phân Biệt Đối Xử” Trong Hội Họa: Ai Cũng Có Quyền Thể Nghiệm Và Thể Hiện

Một tiến sĩ toán học làm thơ, một nhân viên văn phòng nhảy hiphop trong bộ đồ công sở? Có phải bạn đang cảm thấy khó tin không, nhưng thực tế nó lại là chuyện hiển nhiên trong cuộc sống. Nếu bạn chú ý đến thông tin về hội họa, không khó để được chiêm ngưỡng cuốn vở sinh học cách đây hơn 60 năm của cha ông chúng ta với những nét vẽ tinh tế, tỉ mỉ đến từng chi tiết nhỏ nhất của các tế bào. Không khó để tìm thấy thông tin về cuốn vở ghi chép của một phi công, chi tiết và chân thực từng không gian, bộ phận của máy bay. Hội họa, không phải là đi học ở trường mỹ thuật, trở thành họa sĩ mới được thể nghiệm hội họa. Hội họa ở trong cuộc đời và ở trong cuộc sống như một công cụ giúp con người biểu hiện những điều mà họ mong muốn. Trong bài viết này, WeStudy sẽ dẫn bạn đi tìm những định kiến phân biệt trong hội họa, hãy xác định xem bạn nghĩ như thế bao lâu rồi và sửa đổi nó nhé!!

Mọi người, đặc biệt là người trẻ thường thích đổi mới và với họ, cuộc đời là những cuộc khám phá vô tận. Bên cạnh đó, chúng ta cũng gắn định nghĩa về đổi mới – sự sáng tạo với các tài năng thiên bẩm khác như trí thông minh, khiếu hài hước. Ta cho nó là thiên phú và bất cứ nỗ lực nào nhằm gia tăng nó cũng chẳng đáng kể. Trái lại, sáng tạo cũng được coi là một kỹ năng và hoàn toàn có thể được trau dồi, bồi dưỡng theo thời gian. Việc rèn luyện kỹ năng sáng tạo là vô cùng cần thiết trong kỷ nguyên số hiện nay, khi mà hàng loạt các ngành nghề sáng tạo như thiết kế, truyền thông nổi lên như vũ bão. Rèn cho mình những thói quen tốt ngay từ hôm nay sẽ là bước đầu trong hành trình sáng tạo đang chờ đón bạn phía trước! 

Định Nghĩa Lại Giá Trị Của Hội Họa: Đừng Ngủ Quên Trong Khắc Nghiệt Và Tôn Sùng 

Dù cho hàng chục thế kỷ đã trôi qua, dù cho dòng chảy lịch sử của hội họa đã kinh qua biết bao nhiêu trường phái, người ta vẫn đi tìm câu trả lời cho những câu hỏi: Hội họa là gì? Giá trị của hội họa ở đâu? Hội họa có thực sự có ý nghĩa không? Nó không chỉ sinh ra bởi ham muốn hiểu biết tường tận để thỏa mãn khao khát tri thức, mà nó còn là những mâu thuẫn trong suy tư của mỗi người. Đôi khi, người ta khắc nghiệt với nó, nhưng lại có thể lập tức tôn sùng bằng những lời ngợi khen mỹ miều. Vậy, hội họa cần định nghĩa lại như thế nào, cùng WeStudy làm tường tỏ chuyện này nhé!!!

“Tham Vọng” Thương Hiệu Cá Nhân Trong Xu Hướng Marketing 2023

Theo “The HubSpot Blog’s 2023 Marketing Strategy & Trends Report: Data from 1.200+ Global Marketers” (Báo cáo xu hướng & Chiến lược tiếp thị năm 2023 của Blog HubSpot: Dữ liệu từ hơn 1.200 marketers trên toàn cầu), 2023 được dự đoán là năm tăng trưởng mạnh của video ngắn và sử dụng influencer trong marketing. Đây chính là cơ hội đầy hứa hẹn dành cho những ai đã và đang tập trung phát triển thương hiệu cá nhân trên các nền tảng mạng xã hội với đa dạng sản phẩm sáng tạo. Cùng với số lượng người dùng tham gia các nền tảng ngày các đông đảo, sự cá tính hóa phong cách thương hiệu, lối sống nhanh ấn tượng mạnh của người dùng mạng xã hội, chúng ta hoàn toàn có thể kỳ vọng vào tiềm năng của thương hiệu cá nhân. Vậy, làm thế nào để phát triển thương hiệu cá nhân với các video ngắn, hãy cùng WeStudy tìm hiểu nhé!!

“Mặt Nạ” Tích Cực Độc Hại Của Những Người Giao Tiếp Thông Thái

Chúng ta thường có xu hướng ngưỡng mộ những người lạc quan. Trong đối thoại với họ, chúng ta hầu như đều cảm thấy tin tưởng, gieo cho bản thân những kỳ vọng và những ước mơ về sự thay đổi tốt đẹp hơn trong tương lai. Có đôi khi bạn sẽ cảm thấy, người này biết tất cả về những cảm xúc mà bạn đang có, từ nỗi đau, nỗi buồn của bạn, như thể rằng họ đã trải qua, nhưng khi bạn nhìn lại sẽ luôn thấy họ đang tươi cười, mang nguồn cảm xúc lạc quan. Đó chính là tấm mặt nạ của sự tích cực độc hại.  Tích cực là cảm xúc được khuyến khích ở mỗi người, nhưng khi người ta từ chối tiêu cực và cố gắng khơi dậy tích cực thì chắc chắn sẽ có vấn đề xảy ra. Hãy cùng WeStudy bóc tách chiếc “mặt nạ” đó nhé!!

Mindfulness Trong Hội Họa: Nguyên Tố Quan Trọng Của Cuộc Cách Mạng Sáng Tạo 

Trong cuộc sống hằng ngày cho đến những giây phút riêng biệt đắm chìm vào đam mê, chúng ta vẫn bị chi phối bởi những nỗi lo âu và căng thẳng: Liệu xã hội có nhìn nhận cái tôi của mình. Lý do là bởi chúng ta trưởng thành trong những quần thể riêng nhưng có mối liên kết với nhau và được bao bọc bởi quần thể xã hội. Chính vì thế, sự nhìn nhận của chúng ta đối với bản thân bao giờ cũng có sự xuất hiện của những ý kiến đánh giá dựa trên định kiến, khuôn mẫu xã hội đã tạo ra trước đó. Chúng chính là những rào cản khiến chúng ta đứng mãi trước một cánh cửa nhưng lại không dám mở ra. Đó chính là lúc cần đến Mindfulness. Vậy Mindfulness là gì và có đóng góp như thế nào trong sáng tạo, hãy cùng WeStudy tìm hiểu nhé!!

Suy Giảm Sức Khỏe Tâm Thần: Một Sản Phẩm Đến Từ Những Kỳ Vọng

Trong nhiều thế kỷ trôi qua, con người đã bỏ quên sự quan trọng của sức khỏe tâm thần. Những áp lực, những nỗi buồn, sự lo âu không được quan tâm đúng nghĩa, và trầm cảm là một căn bệnh xa lạ không nhận được sự thấu hiểu. 

Không khó để thấy những lời chỉ trích “Chỉ vậy thôi cũng khóc?”, “Mới chút tuổi đã bày đặt trầm cảm”, “Thế thôi mà cũng áp lực được à”,... Mental Health bị xem nhẹ và coi là thứ cảm xúc học đòi. Thế nhưng, hàng loạt những câu chuyện về sức khỏe tâm thần thời gian gần đây đã gióng lên hồi chuông cảnh báo cho tất cả mọi người. Ở bất kỳ ai, bất cứ độ tuổi nào, sức khỏe tâm thần cũng đều cần quan tâm và chăm sóc.

Hãy cùng WeStudy đọc vị sức khỏe tâm thần và tìm ra các giải pháp giúp nâng cao sức khỏe tâm thần nhé!!

Vô Cảm - "Căn Bệnh" Của Những Tâm Hồn Vụn Vỡ

Đạo đức nói về lòng trắc ẩn như một phẩm cách đặc trưng và cần thiết của con người. Trong những bài học đầu tiên khi đến với cuộc đời, chúng ta được dạy về chiếc lá lành đùm bọc chiếc lá rách, về nhiễu điều che phủ giá gương, về bầu bí họ hàng phải yêu thương lẫn nhau. Con người sinh ra trong yêu thương, lớn lên cùng yêu thương và rồi đem yêu thương dẫn tỏa đi muôn ngả. 

Thế nhưng đâu đó, giữa một bầu xã hội ngày càng phức tạp, hạt giống của vô cảm đã nảy mầm. Quan hệ gắn kết xã hội rạn nứt, là biểu hiện của những vết gãy văn hóa, vết gãy tâm hồn. Trong khi người người lên tiếng phê phán “vô cảm”, thì họ lại quên mất phải đi tìm câu trả lời tại sao nó được sinh ra, tại sao người ta quan tâm đến vật chất, tại sao con người từ bỏ việc giúp đỡ lẫn nhau. Như từ “căn bệnh” gắn liền với “vô cảm”, nó đến từ những tâm hồn vụn vỡ. 

Hôm nay, hãy cùng WeStudy lắng nghe những vụn vỡ ấy nhé!

Quarter Life Crisis: Chúng Ta Nghĩ Gì Ở 1/4 Cuộc Đời

Năm 18 tuổi, bạn đỗ vào trường Đại học mơ ước, có thể thực hiện ao ước tự lập và tự do bấy lâu nay. Từ đây, sẽ có rất nhiều hướng xảy ra. 

Hướng thứ nhất, bạn năng nổ tham gia vào những câu lạc bộ, tích lũy kinh nghiệm phong phú, sớm có việc làm và dạn dĩ hơn bạn bè đồng trang lứa. Nhưng khi có được những điều mà người khác cho là thành công, bạn lại cảm thấy chơi vơi, mất phương hướng. 

Hướng thứ hai, bạn bước vào môi trường mới với tâm trạng háo hức, nhưng lại cảm thấy mọi thứ không như kỳ vọng. Những lạc lõng, cô đơn, nỗi sợ không thể hòa nhập, mất kết nối xung quanh khiến chúng ta xa rời những mục tiêu đã đặt ra. 

Vậy là, dù ở tuổi 18, 20 hay 22, thì trong khoảng ¼ cuộc đời ấy, chúng ta đều gặp phải khủng hoảng về định hướng và chất lượng cuộc sống, được gọi bằng một thuật ngữ tâm lý  “Quarter life crisis”.

Hãy cùng chúng mình tìm kiếm những ý niệm về “Quarter life crisis” nhé!!

Nỗi Sợ Không Thành Công Của Những Người Sáng Tạo Nội Dung

Trong bối cảnh khoa học kỹ thuật phát triển, trình độ nhận thức của con người dần tiến tới văn minh lý tưởng, mức độ coi trọng các ngành nghề cũng chuyển dịch tới sự cân bằng. Những người viết, những người kể chuyện, không còn phải chịu định kiến như trong xã hội cũ. Những người sáng tạo nội dung dần được định hình thành một tên gọi, một ngành nghề, một công việc mơ ước và có thể nói là HOT trong thời điểm hiện tại. Giờ đây, dù bạn có cầm máy quay ở ngoài đường, tự nói chuyện với ống kính thì cũng không còn ai thấy bạn là kỳ quặc.

Trong con mắt xã hội ngày nay, những người sáng tạo nội dung - Content Creator trên Internet là những người tự tin, tài giỏi, năng động, sáng tạo,... Có vô vàn những tính từ tốt đẹp khác nhau để mô tả họ. Thế nhưng, bạn đã bao giờ nghe họ kể về những nỗi sợ chưa - những điều mà họ phải đối mặt mỗi ngày, giống như lúc bạn trăn trở với những bài Toán khó, lo lắng với kỳ thi vậy. Hãy cùng WeStudy đi tìm điều bí mật ấy nhé!! 

Định Kiến Xã Hội Hướng Ngoại: Một Hình Thức Bạo Lực

“Sao em ít nói thế? Em có hiểu văn hóa doanh nghiệp không?”.

“Em có vẻ không hòa đồng với mọi người nhỉ?”.

“Sao bạn ấy lạnh lùng thế, chẳng nói chuyện mấy?”.

Đó chính là sự hiện diện của mâu thuẫn hướng nội và hướng ngoại. Khi đặt người có xu hướng hướng nội phần nhiều vào trong các môi trường mang tính cộng đồng, nhóm, số đông,... họ dễ gặp phải những phản hồi tương tự. Thực tế là, những người hướng nội không phải những người bài xích xã hội như cách mà nhóm định kiến hướng ngoại phân tích, phán xét về họ. Vì thế, hành vi đẩy những người có xu hướng hướng nội vào trạng thái tội lỗi vì chưa giao tiếp nồng nhiệt là một hành vi mang tính chất cực đoan và thường núp dưới danh nghĩa sự hòa đồng. Ngày nay, định kiến xã hội hướng ngoại len lỏi ở khắp mọi nơi và buộc mọi người phải chạy theo nó. Hãy cùng WeStudy bóc tách câu chuyện này và tìm ra cách xử lý dành cho những người hướng nội nhé!!

Load more stories