Nếu search từ khóa “Helen Mirren” trên Google, bạn sẽ thấy tên bà được đặt cạnh hàng loạt các mỹ từ như “Nữ hoàng không ngai”, “quý bà thảm đỏ”, “người đẹp không tuổi”,... và nổi bật nhất, là danh hiệu Oscar cho vai diễn để đời – Nữ hoàng Elizabeth đệ nhị trong The Queen (2006).
Mirren không những đã giành giải Oscar nhờ vai diễn này, bà còn được chính Nữ hoàng khen ngợi và mời dùng trà tại Cung điện Buckingham. Đây không phải lần đầu tiên và sẽ không phải lần cuối cùng Helen được “chọn mặt gửi vàng” diễn các vai người nổi tiếng, quyền uy trong lịch sử.
Liệu có phải bà may mắn mới được vậy? Nếu bạn đọc tiếp những lời khuyên dưới đây của bà dành cho các diễn viên, bạn biết chắc chắn câu trả lời là không. Con đường diễn xuất của Helen không trải sẵn thảm đỏ, thành công đó là sự tổng hòa của tài năng, vốn hiểu biết và sự sắc sảo – ngay từ khâu chọn kịch bản và vai diễn.
Dưới đây là bốn lời khuyên mà nữ diễn viên gạo cội Helen Mirren dành tặng tới tất cả những diễn viên đã, đang và sắp tiến vào một trong những ngành nghề cạnh tranh nhất này!
Giấu gia đình theo đuổi nghiệp diễn xuất, từng thẳng thắn công khai sử dụng ma túy vào đúng lúc sự nghiệp đang lên, không ai nghĩ cái tên Helen Mirren một ngày nào đó lại trở thành tượng đài trong làng điện ảnh cả!
Ít ai biết, Helen Mirren đến với diễn xuất chưa bao giờ là tình cờ, ngẫu nhiên. Tất cả dường như đã an bài, rằng bà sinh ra để đóng phim. Cuộc đời và sự nghiệp của bà sẽ là bài học, câu chuyện ngập tràn cảm hứng cho các diễn viên về lòng đam mê, nỗ lực và một thành công viên mãn.
Hãy cùng WeStudy tìm hiểu về thân thế, những mốc son sáng chói trong cuộc đời của “Nữ hoàng không ngai” Helen Mirren trong bài viết ngày hôm nay nhé!
Quay lại mùa hè 1987, Francesco Cirillo, lúc này vẫn là một sinh viên Đại học – đang giam mình trong phòng để ôn thi. Tuy nhiên, anh không tập trung nổi. Quá bực mình, Francesco cá cược với chính mình: “Mày có được việc không vậy? Tao cá tao có thể tập trung trong hai phút mà không bị phân tâm!”. Tức thì, anh đi vào bếp, lấy chiếc đồng hồ hẹn giờ có hình quả cà chua đỏ rồi quay lại bàn.
Vặn đồng hồ hai phút, anh bắt đầu đọc sách. Thật bất ngờ khi Francesco đã thắng cược, và có vẻ như anh vừa tìm ra điều gì đó. “Tại sao nó lại hoạt động?”, Francesco tự hỏi. Anh lần lượt tăng thời gian lên thành 5 phút, 10 phút rồi tới một tiếng…
Francesco lặp đi lặp lại thí nghiệm trên trong nhiều ngày và đi tới kết luận: khả năng tập trung và năng suất làm việc của anh tối ưu trong khoảng 25 phút với 5 phút giải lao giữa các quãng. Lấy ý tưởng từ chiếc đồng hồ hình cà chua, anh đặt luôn cho phương pháp mình vừa phát triển là Pomodoro (Pomodoro là quả cà chua trong tiếng Ý).
Ngày nay, Pomodoro được phổ biến rộng rãi như một phương pháp quản lý thời gian thông minh, giúp ích trong cả học tập, làm việc và nhiều lĩnh vực khác của cuộc sống. Để áp dụng nó thành công, dưới đây là tất cả những thông tin bạn cần biết:
Một lần, David Ogilvy – thiên tài của ngành quảng cáo từng hỏi Nam tước Hugh Rigby rằng, thế nào là một bác sĩ phẫu thuật giỏi. Nam tước trả lời:
– Không thể đánh giá bác sĩ phẫu thuật qua sự khéo léo của đôi bàn tay, vì chẳng có gì khác biệt lắm. Cái khác của bác sĩ phẫu thuật giỏi nằm ở chỗ, ông ta biết nhiều hơn so với các bác sĩ khác.
Với các người bán hàng cũng như thế: người giỏi là người hiểu rõ nhất nghề của mình. Họ hiểu sản phẩm mình đang chào bán. Họ hiểu khách hàng – người mà mình đang trực tiếp đối mặt. Họ hiểu động lực gì thôi thúc khách hàng tìm tới công ty.
Tuy vậy, một quá trình giao tiếp không hiệu quả có thể đánh bay mọi nỗ lực bán hàng đã gây dựng trước đó. Kể cả những nhân viên bán hàng ăn nói hoạt bát nhất đôi khi cũng mắc phải những vấn đề phổ biến dưới đây, hãy xem bạn có nằm trong số đó không nhé.
Quy tắc 10.000 giờ được giới thiệu bởi nhà báo Malcolm Gladwell trong cuốn sách Những kẻ xuất chúng xuất bản năm 2008 và đã dấy lên một làn sóng tranh cãi mạnh mẽ từ cả phía các chuyên gia lẫn độc giả.
Malcolm đã viết “10.000 giờ là con số kỳ diệu của sự vĩ đại” – nguyên tắc cho rằng 10.000 giờ “luyện tập có chủ đích” là cần thiết để trở thành bậc thầy trong mọi lĩnh vực. Tuy nhiên, ông không hề chỉ rõ thế nào là luyện tập có chủ đích, và theo đó quy tắc đã bị hiểu sai rất nhiều. Hệ quả là tác giả cuốn sách – ông Gladwell nhận vô số lời chỉ trích về phía mình.
Bài viết này không để minh oan cho Gladwell, nó cho bạn biết làm thế nào thông điệp của ông dần méo mó qua lời những kẻ có lẽ còn chưa đọc sách của ông bao giờ! Và tất nhiên là cả cách hiểu đúng để bạn có thể áp dụng Quy tắc 10.000 giờ vào cuộc sống của mình nữa, cùng bắt đầu thôi.
Tôi từng làm phục vụ trong quán cà phê. Đôi khi là kiêm luôn việc thu ngân.
Một ngày nọ, một cặp đôi bước vào và gọi đồ. Chàng trai là khách quen và anh yêu cầu ngay một ly nâu đá.
“Còn chị uống gì ạ?”, tôi hỏi. Cô gái vẫn im bặt, lật đi lật lại bảng menu vốn chỉ có hai mặt – cô không chọn nổi một đồ uống trong 54 món đồ trước mặt mình.
Lúc này, khách hàng tới sau đã xếp thành hàng và bầu không khí bỗng áp lực lạ kỳ. Cô gái vẫn chưa lựa chọn nổi. Cuối cùng thì cô đầu hàng, nói với tôi rằng cô sẽ gọi đồ sau. Tôi vui vẻ chấp nhận vì trường hợp như cô tôi đã gặp tới trăm lần.
Và hàng trăm lần như thế, tôi đều vui vẻ vì tôi cũng đã từng rơi vào trường hợp như họ. Tôi biết tâm trí họ đang bị đè nặng bởi thứ áp lực vô hình mang tên Nghịch lý của sự lựa chọn. Nó như sau:
90% quyết định mua hàng của bạn đến từ cảm xúc, theo khảo sát mới nhất được công bố bởi Đại học Harvard vào tháng 9 vừa qua. Các nhà làm marketing và quảng cáo thực chất đã biết điều này trước đó cả một thế kỷ, đó là lý do tại sao các quảng cáo giờ đây chú trọng xây dựng hình ảnh và kết nối cảm xúc với khách hàng nhiều hơn là thao thao bất tuyệt vài tính năng tẻ nhạt như trước.
Có lẽ những người bán hàng hay nhà làm thương hiệu phải thầm cảm ơn vì con người vốn không phải loài sinh vật thuần lý trí như ta vẫn tưởng – mà sâu thẳm bên trong ai ai cũng ‘nhạy cảm’ như nhau. Mọi người đều mong ước sống trong ngôi nhà khang trang, lái chiếc xe hơi mới cóng, khoác lên mình những bộ quần áo hàng hiệu và quan trọng nhất, thứ họ sử dụng phải là lời khẳng định cho phong cách cá nhân họ. Đó là lý do người ta chọn iPhone thay vì Samsung, chọn Romano thay vì Clear, chọn son môi 3CE thay vì Maybelline,... nhưng chẳng người tiêu dùng nào dừng lại để nghĩ về nó cả.
Nhờ tâm lý trên, cơ hội về một sợi dây liên kết cảm xúc giữa khách hàng và thương hiệu trở nên khả quan hơn bao giờ hết, và ý tưởng về thuật ngữ ‘lòng trung thành thương hiệu’ cũng bắt đầu từ đây. Bài viết dưới đây sẽ khiến bạn bất ngờ bởi chính cách bạn tự nguyện làm fan trung thành cho các thương hiệu, trong khi các ông chủ thương hiệu còn chẳng biết bạn là ai!
Gửi đến bạn – một con người bận rộn, bạn có cho rằng 24 giờ một ngày vẫn là quá ngắn? Bạn đã bao giờ rơi vào cảnh công việc chất ngất nhưng không biết phải bắt đầu từ đâu? Bạn đã bao giờ cố gắng làm việc trước hạn chót nhưng chẳng thể tập trung nổi? Bạn có bao giờ thắc mắc tại sao mình làm nhiều hơn, nỗ lực hơn mà vẫn thua kém người làm ít?
Nếu bạn đang thắc mắc những câu hỏi này, chắc hẳn bạn chưa hài lòng về năng suất làm việc của mình. Và hãy tưởng tượng cảm giác thoải mái, phấn khích nhường nào khi bạn có thể hoàn thành công việc của 8 tiếng trong chưa đầy một nửa số thời gian đó, dư ra vô số thời gian và năng lượng để nuông chiều những sở thích của bản thân, dành thời gian bên bạn bè nhiều hơn và sẽ vĩnh viễn tạm biệt với việc dằn vặt một ngày trôi qua mà mình chẳng làm gì ra hồn.
Với Nguyên lý Pareto mà chúng ta sẽ cùng thảo luận sau đây, bạn sẽ không còn phải tưởng tượng điều đó nữa.
Mọi người, đặc biệt là người trẻ thường thích đổi mới và với họ, cuộc đời là những cuộc khám phá vô tận. Bên cạnh đó, chúng ta cũng gắn định nghĩa về đổi mới – sự sáng tạo với các tài năng thiên bẩm khác như trí thông minh, khiếu hài hước. Ta cho nó là thiên phú và bất cứ nỗ lực nào nhằm gia tăng nó cũng chẳng đáng kể. Trái lại, sáng tạo cũng được coi là một kỹ năng và hoàn toàn có thể được trau dồi, bồi dưỡng theo thời gian. Việc rèn luyện kỹ năng sáng tạo là vô cùng cần thiết trong kỷ nguyên số hiện nay, khi mà hàng loạt các ngành nghề sáng tạo như thiết kế, truyền thông nổi lên như vũ bão. Rèn cho mình những thói quen tốt ngay từ hôm nay sẽ là bước đầu trong hành trình sáng tạo đang chờ đón bạn phía trước!
Kế hoạch là bước khởi đầu để chúng ta có thể bắt đầu tiếp cận mục tiêu của mình, cũng là định hướng, con đường để chúng ta phát triển một cách có tổ chức và hạn chế ít nhất những biến cố xảy ra. Kế hoạch luôn tồn tại một cách lý tưởng, dựa trên những giả lập hoàn hảo của chúng ta về tiến độ, khả năng thực hiện,... Thế nhưng, trong quá trình thực hiện kế hoạch, chính những yếu tố kể trên trở thành biến cố gây ra sự biến động của kế hoạch ban đầu, có thể là chậm tiến độ, có thể là không đạt tới mục tiêu, thậm chí đổ vỡ vì không đủ khả năng hoàn thiện. Khi những vấn đề đó xảy ra, chúng ta thường bị mắc kẹt lại bên trong kế hoạch, cảm thấy sụp đổ vì đã thất bại. Thực chất, nó chỉ là chiếc bẫy giả tưởng do chúng ta tạo ra, nếu thành công, nó sẽ trở thành hiện thực màu hồng, nhưng nếu bị biến cố ảnh hưởng, nó sẽ tan vỡ như bong bóng. Vậy, phải làm thế nào để không bị mắc kẹt trong chiếc bẫy này, cùng WeStudy tìm cách thoát khỏi nó nhé!!
Trong vài năm trở lại đây, sách nói đã tạo ra một thị trường không nhỏ cho mình, với những cái tên không mấy xa lạ như Fonos, Waka, Gác sách, Hẻm Audio,... Không khó để tìm thấy trên các ứng dụng độc quyền của các công ty sách, hoặc trên Podcast, Youtube những tệp âm thanh lưu trữ nội dung của những cuốn sách thú vị. Thị trường này không chỉ tạo ra một ngách tăng trưởng doanh số cho các nhà phát hành, mà còn là động lực cho các cá nhân tham gia mạnh mẽ hơn vào việc sáng tạo nội dung. Sách nói, người đọc, nhạc dẫn,... đã là một yếu tố trong hoạt động giải trí, nâng cao trí tuệ của chúng ta. Thế nhưng, đâu đó trong những cuốn sách nói vẫn còn thiếu một chút gia vị, thứ gia vị khiến cho sách nói trở nên cuốn hút hơn, đặc biệt hơn. Cùng WeStudy tìm kiếm thứ gia vị đó nhé!!