Trong cuộc sống hằng ngày cho đến những giây phút riêng biệt đắm chìm vào đam mê, chúng ta vẫn bị chi phối bởi những nỗi lo âu và căng thẳng: Liệu xã hội có nhìn nhận cái tôi của mình. Lý do là bởi chúng ta trưởng thành trong những quần thể riêng nhưng có mối liên kết với nhau và được bao bọc bởi quần thể xã hội. Chính vì thế, sự nhìn nhận của chúng ta đối với bản thân bao giờ cũng có sự xuất hiện của những ý kiến đánh giá dựa trên định kiến, khuôn mẫu xã hội đã tạo ra trước đó. Chúng chính là những rào cản khiến chúng ta đứng mãi trước một cánh cửa nhưng lại không dám mở ra. Đó chính là lúc cần đến Mindfulness. Vậy Mindfulness là gì và có đóng góp như thế nào trong sáng tạo, hãy cùng WeStudy tìm hiểu nhé!!
Ngày nay, rất nhiều người phản ánh rằng, họ cảm thấy mạng xã hội là một nơi vô cùng “độc hại”. Bên cạnh những lợi ích như thông tin nhanh chóng, dễ dàng kết nối, thì việc tự do phát ngôn khiến mạng xã hội trở thành nơi tồn đọng của vô số các quan điểm tiêu cực, ngôn từ xấu xí, nhiễu loạn sự thật và công kích không có điểm dừng. Chính vì thế, lớp thanh niên sử dụng mạng xã hội mang theo cả tâm lý bất an vì lo sợ một phát ngôn nhỏ nhất của mình đi ngược lại số đông và sẽ bị công kích cá nhân về ngôn ngữ, hình thể, công việc,...
Vậy, làm thế nào để có được một không gian giao tiếp an toàn hơn trên mạng xã hội? Sau đây là những “chiếc hộp giao tiếp” giúp bạn giải quyết vấn đề này. Hãy cùng WeStudy khám phá từng chiếc hộp nhé!
“Bộ quần áo này đang sale 30% rồi, không mua là không còn nữa mất…”
“Mã Freeship dùng cho hôm nay thôi, phải áp dụng liền không hết…”
Những ngày Sale đầu tháng, giữa tháng, hay những dịp lễ đặc biệt, các sàn thương mại điện tử lại bùng nổ những mặt hàng sale mạnh 30%, 50%, rồi tặng kèm các mã giảm 15K, 10K khiến khách hàng càng thêm “điên cuồng” mua sắm. Thế nhưng, đó chỉ là phương pháp “thao túng tâm lý” khách hàng của các chủ shop và các sàn thương mại điện tử nhằm gia tăng hành vi mua hàng. Làm sao để phát hiện và phòng tránh điều đó? Cùng WeStudy tìm ra bí thuật phòng chống thao túng tâm lý ngày săn sale nhé!!
Khi nhắc đến nghệ thuật, người ta có thể dùng những mỹ từ lộng lẫy nhất để ngợi ca, cũng có thể dùng những điều kiến cực đoan nhất để phán xét. Trong thiên kiến của một bộ phận đám đông, đã có sự phân chia mất cân bằng các lĩnh vực nghệ thuật khác nhau, đặt ra quan điểm về sự cao quý và sự rẻ tiền. Họ coi cái thú thưởng tranh là thú chơi quý tộc, là đam mê của những người nhiều tiền. Nhưng đồng thời họ cũng coi những người cất tiếng hát tại các hàng quán lấp lánh ánh đèn là không chân chính, không đứng đắn. Ngay cả hiện tại, ở một thời đại được đánh giá là tiến bộ, thì định kiến vẫn len lỏi trong nghệ thuật. Cùng là những bức ảnh, trong khi người ta đánh giá cao nhiếp ảnh sắp đặt, nhiếp ảnh thiên nhiên, nhiếp ảnh trừu tượng, nhiếp ảnh tối giản thì nhiếp ảnh đời thường chỉ được gọi là chụp và đăng trạng thái hằng ngày. Đã đến lúc nghệ thuật nói chung và nhiếp ảnh nói riêng cần được cởi trói, từ không gian phát triển đến tư tưởng nghệ thuật để được tự do phát triển, để mỗi người đều có thể đến với nghệ thuật, sở hữu bức ảnh của riêng mình.
“Tôi biết rằng tôi không biết gì cả” là tuyên bố của triết gia người Hy Lạp cổ đại Socrates (ghi chép lại bởi Platon). Nhiều ý kiến cho rằng, không rõ Socrates có thực sự nói ra câu nói này không, nhưng có một sự thật là nghệ thuật đối thoại của ông có chứa đựng câu nói này. Phương pháp còn được gọi là “bác bỏ bằng logic” (elenchus), được Socrates áp dụng cho việc kiểm nghiệm các khái niệm quan trọng về mặt đạo đức như Tốt đẹp và Công bằng. Platon là người đầu tiên miêu tả phương pháp này trong tác phẩm "Các cuộc hội thoại của Socrates".
Ngày nay, phương pháp Socrates được áp dụng trong các cuộc đối thoại nhằm thúc đẩy sự khám phá đến tận cùng và đầy đủ nhất, kích thích tư duy của những người tham gia cuộc đối thoại, đồng thời duy trì được không khí cuộc đối thoại cho đến khi tìm thấy chân lý.
Vậy phương pháp Socrates được thực hiện như thế nào, hãy cùng WeStudy tìm hiểu nhé!!
Nhắc đến loài sói, người ta nghĩ ngay đến những con sói lão luyện, tinh ranh, hành động nhanh chóng mạnh mẽ, luôn xuất hiện từ trong bóng tối và không tách đàn. Sói cũng là đại diện hình ảnh cho những người khôn ngoan và có khả năng thâu tóm thị trường kinh doanh, những người có tài thương thảo tuyệt vời.
Trong cuốn sách Phép tắc loài sói từng là best seller một thời gian dài, tác giả đã đưa ra một loạt những phép tắc trong bầy đàn loài sói để làm kim chỉ nam học tập cho nhân viên trong doanh nghiệp. Thế nhưng, bài học về loài sói không chỉ có vậy. Cách hoạt động của loài sói chính là một hiển hiện về giao tiếp giúp cá nhân, doanh nghiệp thâu tóm những hợp đồng kinh doanh.
Vậy, bài học đó là gì? Hãy cùng WeStudy đọc vị tính cách loài sói và định hướng tới hoạt động giao tiếp trên thương trường nhé!!
Có một khoảnh khắc nào đó, khi cầm cọ vẽ, bút màu, bạn suy nghĩ về việc mình là ai trong dòng chảy hội họa hay chưa? Nhiều người khi đặt những nỗ lực, cố gắng vào học tập một điều gì đó, thường sẽ mơ ước mình trở thành người như thế này, người như thế kia. Giống như giới âm nhạc coi Mozart là thiên tài để ngợi ca thì giới hội họa cũng say mê tài năng của Van Gogh.
Thế nhưng, những tượng đài nghệ thuật không phải là chiếc khuôn bạn buộc phải đi theo. Hội họa là con sông dành cho những người ái mộ màu sắc, vì thế, bạn sẽ luôn luôn có một chỗ đứng ở trong đó, không quan trọng bạn vẽ những gì, bạn mới bắt đầu hay giàu kinh nghiệm, là đứa trẻ đang tập vẽ hay một người vẽ lâu năm. Sự thỏa thuận ban đầu này cho bạn tự do để theo đuổi, nhưng để thực sự cất lên một cá tính hội họa, bạn cần rất nhiều nỗ lực cũng như sự nghiêm túc.
Vậy, thế nào là một cá tính hội họa và làm sao để xây dựng cá tính đó? Cùng WeStudy mở ra đáp án ấy nhé!
Các quan điểm giáo dục của phụ huynh thế hệ cũ ở nước ta cho rằng, các môn học văn hóa luôn luôn cần được ưu tiên. Điều này rất dễ thấy trong giáo dục nhà trường, các môn học như công nghệ, hội họa, âm nhạc thường được xem nhẹ hơn, ít chú trọng dạy kiến thức. Ở một số trường phổ thông, chúng còn được nhường cho ôn tập môn văn hóa trong các kỳ thi quan trọng.
Tuy nhiên, quan điểm giáo dục hiện đại đã tạo ra một không gian mới, tạo điều kiện cho sự phát triển của các môn năng khiếu. Trong quá trình lựa chọn môn năng khiếu cho con rèn luyện, có thể nói hội họa là môn học thích hợp để con có thể phát triển tốt nhất và tiếp cận với nghệ thuật. Hãy cùng WeStudy tìm hiểu những lợi ích tuyệt vời khi con được vẽ nhé!
Trong nhiều thế kỷ trôi qua, con người đã bỏ quên sự quan trọng của sức khỏe tâm thần. Những áp lực, những nỗi buồn, sự lo âu không được quan tâm đúng nghĩa, và trầm cảm là một căn bệnh xa lạ không nhận được sự thấu hiểu.
Không khó để thấy những lời chỉ trích “Chỉ vậy thôi cũng khóc?”, “Mới chút tuổi đã bày đặt trầm cảm”, “Thế thôi mà cũng áp lực được à”,... Mental Health bị xem nhẹ và coi là thứ cảm xúc học đòi. Thế nhưng, hàng loạt những câu chuyện về sức khỏe tâm thần thời gian gần đây đã gióng lên hồi chuông cảnh báo cho tất cả mọi người. Ở bất kỳ ai, bất cứ độ tuổi nào, sức khỏe tâm thần cũng đều cần quan tâm và chăm sóc.
Hãy cùng WeStudy đọc vị sức khỏe tâm thần và tìm ra các giải pháp giúp nâng cao sức khỏe tâm thần nhé!!
Nếu có một cuốn sổ và những cây bút màu trong tay, bạn sẽ làm gì? Trước kia, khi nghe câu hỏi này, đa số mọi người sẽ trả lời tôi dùng để viết bài, tôi dùng để vẽ, hoặc đơn giản là tôi chỉ cần sổ chứ không cần bút màu cho lắm. Thế nhưng, khi việc ghi chép hàng nghìn chữ trở nên mệt mỏi và không còn hứng thú, sự sáng tạo đã thôi thúc con người tìm ra những phương pháp thú vị hơn. Đó là lý do mà Sketchnote và Bullet Journal (Bujo) đã ra đời. Nếu như Sketchnote tạo ra một không gian hình ảnh hóa các ghi chép thì Bujo tạo ra nhật ký hành trình cá nhân khoa học và ấn tượng, giúp bạn vừa quản lý tốt cuộc sống, vừa có thể thư giãn khi thực hiện Bujo.
Vậy Bullet Journal là gì và ứng dụng quản lý hành trình cá nhân với Bujo như thế nào? Cùng WeStudy tìm hiểu nhé!
Điều gì khiến bạn ấp úng và căng thẳng đến mức tứa mồ hôi đầy tay hoặc không thể kiểm soát nhịp điệu giọng nói khi phải trình bày một điều gì đó trước đám đông, trước người lạ,...?
Trong quá trình trưởng thành của mỗi người, sẽ có ít nhất một lần trải qua cảm giác này, đó là Glossophobia, nỗi sợ nói trước đám đông. Họ không đủ bình tĩnh để trình bày những điều bản thân đã chuẩn bị, và cũng không đủ bản lĩnh để có thể thuyết phục những người nghe. Bởi, nỗi sợ đã ngáng chân họ lại, phủ lấp toàn bộ tâm trí, suy nghĩ của họ khi đứng trước những người khác.
Vậy, Glossophobia đến từ đâu và phải làm thế nào để thoát khỏi nó? Hãy cùng WeStudy tìm kiếm câu trả lời nhé!