“Một nhà soạn nhạc vĩ đại không sao chép, anh ta ăn cắp”, Igor Stravinsky đã từng nói. Họa sĩ Picasso cũng phát biểu một câu đại loại như “Nghệ sĩ hạng ba thì lê la sao chép, còn bậc kỳ tài thì cứ chôm thẳng tay”.
Tuy nhiên “ăn cắp” ở đây không phải là đạo văn, điều đó không biến bất cứ ai thành một nghệ sĩ vĩ đại. Vậy rốt cuộc “ăn cắp” là thế nào?
Winifred Gallagher từng nói rằng: “Hiếm điều nào quan trọng với cuộc sống hơn là sự lựa chọn của bạn về cách sử dụng thời gian rảnh rỗi quý báu của mình”.
Chúng ta luôn muốn thảnh thơi nhưng đồng thời cũng sợ hãi cảm giác “ăn không ngồi rồi”. Chúng ta lo sợ khi mình đang cày phim thì người khác đang học tập, phát triển. Thật áp lực, đúng chứ?
Nhưng không – nếu biết tận dụng thì xem phim vừa là một liệu pháp thư giãn tuyệt vời, vừa là một nguồn tham khảo thông tin rất hữu ích. Bài viết hôm nay sẽ giúp bạn nhắm mũi tên trúng hai đích đó.
Trước hết, có như nào chăng nữa thì cũng phải phim hay bạn mới xem. Được rồi, vậy thế nào là một bộ phim hay đúng nghĩa?
Những giọng đọc huyền thoại sau đây đã gắn liền với ký ức của nhiều thế hệ thính giả Việt Nam, bất chấp sự băng hoại của thời gian để trở nên trường tồn theo từng năm tháng.
Hãy tưởng tượng bạn chơi thật giỏi một trò nào đó, cầu lông chẳng hạn. Bạn thường chơi với bạn bè và lúc nào cũng thắng áp đảo. Mọi người khuyên bạn nên đăng ký dự thi. Thế là bạn lên mạng tìm một giải đấu gần nhà rồi nộp đơn, quyết định phô diễn tài năng của mình trước bàn dân thiên hạ.
Ngày thi đã tới. Bạn bước vào séc đấu và thua thảm hại ngay trận đầu tiên. Sau đó, bạn liên tục nhận thất bại ê chề rồi thất vọng ra về.
Nếu đã từng rơi vào cảnh “ếch ngồi đáy giếng” như vậy thì bạn đã sập bẫy của Hiệu ứng Dunning-Kruger. Có gì thú vị trong hiệu ứng mà hầu như ai cũng mắc phải này không? Và làm sao để bạn thoát khỏi nó?
Một trong những nỗi sợ thầm kín nhất của con người là nỗi sợ bị bỏ lại (Fear Of Missing Out - FOMO). Chúng ta sợ hãi khi đám đông biết điều ta không biết, làm những điều ta không làm. Ta ám ảnh với việc phải bắt kịp thông tin, cập nhật tin tức để biết điều gì đang diễn ra xung quanh.
Nỗi sợ đó thôi thúc ta lượn lờ hàng giờ khắp các mặt báo, tìm kiếm những “tin mới”, “tin hot”, “bản tin cập nhật”,... Tuy nhiên sự thật khá phũ phàng: tin tức không khiến ta trở nên tri thức, cập nhật hơn mà còn ngược lại. Càng tiêu thụ nhiều tin tức, chúng ta càng dễ bị “nhiễu” thông tin.
Với nhiều người, kỹ năng nghe (Listening) là cơn ác mộng họ phải đối mặt hằng đêm khi học tiếng Anh. Bạn nằm trong “nhiều người” đó?
Bạn đang băn khoăn vì không thể hiểu rõ diễn viên đang nói gì trong bộ phim tiếng Anh mình yêu thích?
Bạn cảm thấy lo lắng khi phải giao tiếp với người nước ngoài vì không thể nghe hiểu họ nói gì?
Hay bạn sợ mình sẽ “tạch” trong phần thi Listening ở bài thi sắp tới?
Vẫn chưa quá muộn để tạo ra một sự thay đổi. Hôm nay, hãy cùng tôi khám phá 5 bí quyết giúp cải thiện kỹ năng nghe tiếng Anh để xua tan đi những cơn ác mộng trên.
Được rồi, điều đầu tiên và quan trọng nhất, đó là….
Ngày 14 tháng 8 năm 1945, Quảng trường Thời đại nhộn nhịp trở lại khi ngài thị trưởng La Guardia thông báo Nhật Bản đã đầu hàng vô điều kiện trước phe Đồng minh, chiến tranh Thế giới thứ hai kết thúc. Dòng người đổ ra đường ăn mừng chiến thắng, hòa chung không khí ngày hòa bình trở lại trên mảnh đất này. Vì vậy, ngày 14 và 15 tháng 8 còn được gọi là ngày V-J (V-J Day: Victory over Japan Day).
Được chụp bởi Alfred Eisenstaedt tại New York trong không khí nhộn nhịp ngày hôm đó, bức ảnh The Kiss làm ngưng đọng khoảnh khắc mang tính biểu tượng khi một thủy thủ hôn một cô y tá trên Quảng trường Thời đại. Bức ảnh trở nên phổ biến khi được đăng tải trên tạp chí Life, là một minh chứng điển hình về sức mạnh của nhiếp ảnh đường phố trong thực tế.
Một tuần sau, nó được đăng tải trên tạp chí Life và sớm trở thành một hiện tượng nhiếp ảnh bấy giờ. Tới nay, The Kiss được xem là một bức ảnh mang tính biểu tượng, đánh dấu một bước ngoặt trọng đại trong lịch sử nước Mỹ.
Ngày 5 tháng 8 năm 1987, sau khi ca cấy ghép tim kéo dài suốt 23 tiếng kết thúc, nhiếp ảnh gia người Mỹ, James Stansfield của National Geographic đã chụp được bức ảnh nổi tiếng mà bạn đang chiêm ngưỡng.
Bạn có thể thấy rõ sự mỏi mệt trong ánh mắt của bác sĩ Zbigniew Religa đang theo dõi tình trạng bệnh nhân trên thiết bị y tế. Đồng nghiệp nữ đã hỗ trợ ông trong quá trình phẫu thuật, ngủ gục tại góc phòng vì kiệt sức. Trên sàn vẫn còn vương vết máu, những thiết bị y tế và những cuộn dây thòng lòng.
Khi bấm máy chụp bức ảnh này, có lẽ chính James Stansfield cũng không ngờ rằng tác phẩm của anh sẽ được góp tên trong 100 bức ảnh quan trọng nhất lịch sử.
Bởi thành công của ca phẫu thuật này đã mở đường cho sự phát triển vượt bậc của lĩnh vực phẫu thuật tim của Ba Lan nói riêng và ngành y học toàn cầu nói chung.
Nhưng câu chuyện đằng sau tấm ảnh mới là thứ khiến nó trở nên vĩ đại..
Khao khát về hạnh phúc của một người cơ bản sẽ diễn ra như sau. Ở tuổi 18, trong những ngày ôn thi vất vả mệt mỏi, bạn liền thốt lên “Mau mau kết thúc thôi, tôi sẽ hạnh phúc khi được vào đại học”. Ở tuổi 22, vội vàng chuẩn bị luận văn và hồ sơ tốt nghiệp, bạn mong đợi: “Tôi sẽ hạnh phúc khi được đi làm đúng ngành và kiếm tiền, tiêu tiền theo ý thích”. Ở tuổi 25, sau vài năm chăm chỉ làm việc, bạn lại mơ ước: “Tôi sẽ hạnh phúc khi có một căn nhà”. Chúng ta có xu hướng nghĩ rằng mình phải hạnh phúc sau khi đã đạt được một kết quả nào đó mang tính dấu mốc quan trọng của cuộc đời. Chuyển dòng thời gian đến khoảnh khắc nhận được đó, bạn chưa kịp tận hưởng thì lại bắt đầu nỗi lo lắng phải trải qua giai đoạn tiếp theo như nào, liệu đây có phải hạnh phúc không hay là một điều lớn hơn khác. Cứ thế, hạnh phúc trở nên le lói và mơ hồ trong thế giới của bạn. Và dù là một câu phổ biến, nhưng con người vẫn tìm kiếm muôn đời - Hạnh phúc là gì? - cùng WeStudy giải đáp nó nhé!!
The Artist (Nghệ sĩ) là bộ phim đã thắng lớn tại giải Oscar năm 2012 với hàng loạt các hạng mục Nam chính, Nữ diễn viên phụ, Đạo diễn, Nhạc phim, Quay phim,... Những đánh giá này khiến bộ phim hiện ra với một khuôn dạng hoàn hảo trong giới phê bình điện ảnh. Nhưng hơn cả câu chuyện tình của hai nghệ sĩ là diễn viên phim câm George và diễn viên phim nói Miller, The Artist đã mang đến một thông điệp về mối quan hệ kiềng ba chân của Nghệ thuật - Thương mại - Kỹ thuật. Thể nghiệm nó dưới dạng một bộ phim câm đen trắng có phụ đề xen, với những cảnh chủ yếu ở rạp chiếu, phòng chiếu, phim trường, đạo diễn Michel Hazanavicius đã có một cuộc du hành thời gian ngoạn mục về thập niên 20 - 30 của thế kỷ XX. Vậy, cuối cùng thì The Artist muốn nói chính xác điều gì? Liệu trong nó chỉ ẩn chứa một giải nghĩa nghệ thuật hay còn ẩn dụ nào khác? Cùng WeStudy bóc tách các lớp nghĩa và tìm kiếm âm thanh đối thoại của bộ phim này nhé!!
Nhà văn Mỹ nổi tiếng Mark Twain từng nói: “Một người không đọc sách chẳng hơn gì kẻ không biết đọc”.
Không đọc sách, bạn bỏ lỡ một kho tàng tri thức khổng lồ của nhân loại.
Nếu bạn sẵn có niềm yêu thích sách, bạn có một xuất phát điểm tốt hơn. Và bởi bạn đọc nhiều hơn, bạn sớm nhận ra việc đọc mà chúng ta vẫn làm thường ngày, thực chất chỉ là bề nổi.
Đọc cũng cần phải học. Hầu hết chúng ta đều chỉ đọc ở mức sơ đẳng.
Bài viết hôm nay sẽ đào sâu vấn đề này. Tôi đề cập từ việc chọn sách sao cho đúng, cách từ bỏ những cuốn sách dở tệ, các cấp độ đọc khác nhau tới cả việc bạn mua hàng chồng sách về nhưng không đọc nữa.
Hãy bắt đầu với câu hỏi: Làm thế nào để tôi không lãng phí thời gian vào những cuốn sách vô bổ?