Cuộc gặp gỡ đầu tiên là tình huống hình thành ấn tượng, thiện cảm cho những lần sau. Có một sự thật là, nếu bạn để mất điểm trong lần đầu tiên ấy thì ở những lần sau, dù bạn có thay đổi những góc độ của mình thì vẫn sẽ khó để thuyết phục người khác rằng con người tốt đẹp là con người chân chính của mình.
Nhiều người nghĩ rằng, sao phải đặt nặng vấn đề thiện cảm đầu tiên, mình cứ là mình thôi, chẳng lẽ phải sống “thảo mai” sao? Thế nhưng, thiện cảm đầu tiên không có nghĩa là bạn không được làm chính mình. Thiện cảm đầu tiên là cách bạn chuẩn bị cho bản thân trong cuộc gặp gỡ với đối phương và tất cả những biểu cảm bên ngoài, cảm xúc bên trong của bạn dành cho họ. Nếu bạn cho rằng mối quan hệ này cần trân trọng và tôn trọng đối phương, bạn sẽ có thiện cảm với họ và quan tâm đến việc tạo ra thiện cảm từ người đó.
Xuất phát từ sự tổng hòa quan hệ xã hội và lợi ích cá nhân, hãy cùng WeStudy nắm giữ ngay những bí quyết sau nhé!
Trong cuộc sống hàng ngày, có đôi khi chúng ta sẽ bị rơi vào tình trạng không rõ bản thân cảm thấy như thế nào. Khi ai đó hỏi bạn rằng: “Bạn hạnh phúc không?”, ở khoảnh khắc đó, với niềm vui đang xảy ra, bạn trả lời rằng mình hạnh phúc. Nó là cảm nhận về hạnh phúc tức thời như khi bạn nhận một khoản lương khi đã tiêu hết ngân sách từ lâu, khi được thưởng thức món ăn ngon mà bạn luôn mong đợi, khi mua được bộ quần áo mà mình yêu thích,...
Định nghĩa hạnh phúc là những điều giản đơn không sai, nhưng khi phân tích vào các chi tiết trong cuộc sống, bạn mới phát hiện ra bản thân chưa có được một hạnh phúc bền vững. Điều này xảy ra khi các điểm kết nối của bánh xe cuộc đời không kết thành một vòng tròn cân đối tiến xa trung tâm, mà lên xuống một cách lộn xộn. Vậy, làm sao để tìm thấy hạnh phúc bền vững, hãy cùng WeStudy tổng kết lại những phương pháp cải thiện các “nan xe” trong vòng quay của bạn nhé!!
Nếu cuộc đời là một bánh xe, chúng ta sẽ phải xoay sở ra sao? Dưới bánh xe cuộc đời, có những con người đang phải chật vật mưu sinh, liên tục bị xoay vần bởi những vòng quay và không thể tự quyết định con đường mà họ sẽ đi. Mọi thứ trong cuộc sống của họ đều phụ thuộc vào những biến đổi của bánh xe cuộc đời.
Thế nhưng, cũng với bánh xe cuộc đời ấy, có những người đã thực sự làm chủ và điều khiển được nó. Họ có thể tự do sống cuộc đời của mình, lúc nhanh lúc chậm, lúc dừng lúc lăn. Và dù có bị những ngẫu nhiên tác động thì bánh xe bị trật đi cũng có thể tìm tới quỹ đạo mới. Họ làm được những điều đó, là vì họ biến bánh xe cuộc đời trở thành một phần của bản thân, là công cụ để kiểm soát quá khứ, hiện tại và một khoảng thời gian nhất định trong tương lai.
Wheel of Life - Bánh xe cuộc đời - được nghiên cứu và sáng tạo nhằm giúp con người tìm về với trạng thái cân bằng trong sự tổng hòa của các mối quan hệ, các mối quan tâm từ vật chất tới tinh thần. Vậy, Wheel of Life - Bánh xe cuộc đời hoạt động như thế nào và có lợi ích gì đối với cuộc sống. Hãy cùng WeStudy đi tìm câu trả lời nhé!!
Teamwork là chuyện khiến cho nhiều người phải trăn trở. Trong môi trường Đại học, chúng ta đã không ít lần phải lúng túng khi nhận chủ đề từ thầy cô nhưng không biết cách triển khai, cả nhóm đều không biết làm powerpoint, hay phát sinh tranh cãi do quan điểm không đồng nhất khiến quá trình thảo luận gặp khá nhiều trắc trở.
Đến khi đi làm, đồng nghiệp cùng nhóm có người tích cực, nhưng có người lại không tham gia đóng góp, chậm deadline hoặc kết quả bàn giao kém khiến cho chất lượng của team đi xuống.
Trong bất cứ tình huống nào, bên cạnh năng lực thì các kỹ năng liên quan đến tổ chức nhóm, phân công công việc,... cũng vô cùng quan trọng, quyết định sự phối hợp chặt chẽ của nhóm. Đây cũng là điều mà các nhà lãnh đạo tìm kiếm ở nhân viên của mình.
Nhiều người thường hay lầm tưởng rằng, teamwork chỉ thực sự hiệu quả khi có một người lãnh đạo tốt. Tuy nhiên, người lãnh đạo trong quá trình teamwork sẽ có vai trò như một người hỗ trợ định hướng, tổng hợp ý kiến và đưa ra quyết định. Ngoài điều đó ra, các thành viên có vai trò và trách nhiệm tương tự nhau. Vì thế, muốn giải quyết vấn đề teamwork thì bản thân mỗi thành viên phải có ý thức trau dồi các kỹ năng cần thiết để hỗ trợ và bổ trợ lẫn nhau. Hãy cùng WeStudy khám phá một số kỹ năng giúp cho quá trình teamwork hiệu quả nhé!!
Trong suốt cuộc đời mình, kể từ khi bạn sinh ra cho đến thời điểm hiện tại, bạn có từng tự hỏi bản thân rằng, mình sống vì điều gì không? Người ta thường hay nói về những chông chênh của tuổi 18, 20 hay 22, nhưng sự thật là, tuổi nào cũng có chông chênh, tuổi nào cũng có lúc ta phải định hướng trong hoang mang, cố gắng làm trọn vẹn trách nhiệm của mình.
“Trách nhiệm” - thứ mà chúng ta nghe từ nhỏ đến lớn và là sợi dây buộc trên mỗi người. Có lúc, trách nhiệm là sự hạnh phúc, nó biến hóa vô hình, không cảm nhận ràng buộc. Có lúc, trách nhiệm lại là cái gông buộc con người phải đi theo những bước định sẵn trong tiềm thức của xã hội, bị ràng buộc trách nhiệm với những người chính chúng ta còn không quen biết.
Trách nhiệm, hay trách nhiệm cá nhân đã hiện ra trong đời sống này, là một sợi dây có thể nới lỏng, cũng có thể siết chặt đến mức người ta phải chật vật sống một cách khó khăn.
Trách nhiệm cá nhân - chúng ta phải làm sao để nhận biết và đối mặt, cùng WeStudy tìm hiểu nhé!!
Ngày còn bé xíu, khi nhận được hộp màu sáp từ ba mẹ, chắc hẳn ai cũng đều cảm thấy vui vẻ. Bởi vì, có cây bút màu trong tay, chúng ta sẽ vẽ được cả thế giới với ngàn sự vật, câu chuyện xảy ra ở xung quanh.
Những nét vẽ ngô nghê ngộ nghĩnh, không hề có bố cục, cũng không có đường nét chi tiết, tỉ mỉ, thế nhưng lại sống động và tràn đầy cảm hứng. Đó là một bản thể của Sketch - lối phác họa của những tâm hồn nghệ thuật.
Sketch có mối quan hệ thế nào với Sketchnote và ứng dụng Sketchnote trong đời sống hiện tại như thế nào? Hãy cùng WeStudy tìm hiểu nhé !!
Một lớp sinh viên mới nữa chuẩn bị bước chân vào cánh cửa Đại học, chào đón tuổi mười tám đôi mươi rực rỡ. Thế nhưng, lần đầu đến với một môi trường lớn hơn, quy tụ những con người khác biệt, có những bạn là lần đầu xa gia đình thì đúng là có đủ thứ chuyện phải lo. Nào là chuyện chi tiêu, quản lý tài chính cá nhân ra sao mới tốt. Nào là chuyện học tập, thi đua trong trường, làm sao cân bằng với chuyện đi làm. Nào là những nỗi cô đơn, lạc lõng, mất kết nối khiến cho tinh thần trở nên mệt mỏi, suy sụp và chỉ muốn trở về. Tất cả sẽ diễn ra ngay trước mắt các bạn và là chính các bạn khi lên Đại học.
Thế nhưng, sợ vẫn sợ, lo vẫn lo, những nỗi lo sợ ấy chưa bao giờ mất đi cả, từ Gen X cho đến Gen Z ngày nay., còn vẫn phải lên tinh thần để sống thật trọn vẹn thanh xuân sinh viên nữa chứ. Bởi vậy, khi còn là sinh viên, còn sức trẻ, đừng bỏ qua những trải nghiệm tuyệt vời này!!
“Mình đã cố gắng để kết nối với mọi người nhưng không thành công…”
“Mình cũng muốn trò chuyện nhưng lại không biết nên chen vào lúc nào vì mọi người nói vui quá…”
Tình cảnh này, bất cứ ai cũng đều có thể gặp phải, đặc biệt là nhóm người hướng nội - những người có xu hướng rụt rè và ngại ngùng hơn, và vì họ không dễ dàng tiếp cận người khác. Những lần như thế, rất nhiều người hướng nội cảm thấy bản thân không cách nào hòa nhập, một phần cũng lo ngại chính mình làm hỏng bầu không khí hoặc bị lạc lõng trong đó.
Nhưng trong thâm tâm, người hướng nội vẫn khao khát được giao tiếp, ngưỡng mộ những cuộc giao tiếp vui vẻ. Hãy cùng WeStudy đưa ra những phương pháp tốt nhất giúp người hướng nội nhé!
Thời Nguyên thủy, cha ông chúng ta làm đến đâu ăn đến đấy, sống trong cùng một cộng đồng bình đẳng - chia đều mọi thứ không kể công sức. Thế nhưng, sự phát triển của công cụ sản xuất, phương thức sản xuất đã kéo theo những biến động về mọi nền tảng trong lĩnh vực xã hội. Con người hiện đại làm việc và hưởng theo công sức, nhận được mức lương với những gì đã lao động.
Tuy nhiên, sự xoay vòng của các nhu cầu tích trữ, sinh hoạt, ăn uống, giải trí…, sự bùng nổ của thị trường đầu tư, đã đặt ra yêu cầu về quản lý tài chính cá nhân.
Vậy, tài chính cá nhân là gì và làm sao quản lý tài chính cá nhân tốt? Cùng WeStudy tìm hiểu nhé!
Thính giác là một trong năm giác quan của con người. Nhưng lắng nghe là nghệ thuật (Frank Tyger). Điều quan trọng trong việc tạo ra những mối quan hệ đúng nghĩa và bền vững chính là biết lắng nghe. Khi chúng ta chấp nhận lắng nghe người khác, tức là chúng ta đang cho họ cơ hội thể hiện bản thân và mở lòng để họ bước vào, ngược lại chúng ta cũng mong chờ điều đó ở họ.
Thế nhưng, liệu lắng nghe là chỉ ngồi lại và nghe thôi sao? Lắng nghe cần có nghệ thuật để nó trở thành sự lắng nghe có ý nghĩa - lắng nghe thấu cảm.
Trong một cuộc tranh luận, khi bạn đang cố gắng thể hiện quan điểm, đưa ra luận cứ, dẫn chứng bằng chất giọng dứt khoát, rõ ràng thì người có luận điểm với bạn lại chọn cách công kích giọng điệu cá nhân.
Họ cho rằng bạn đang làm quá vấn đề và giận dữ. Đồng thời, họ lấy sự giận dữ đó để gán bạn vào tình trạng không đủ tỉnh táo để suy xét, tranh luận, phủ nhận những điều mà bạn đang cố gắng chứng minh.
“Bạn đang nổi giận với tôi à? Xem giọng điệu của bạn kìa, bình tĩnh lại rồi hẵng phản bác!” - Đây chính là biểu hiện của Tone Policing.
Đọc đến đây, bạn có muốn hiểu sâu hơn về Tone Policing và mối liên kết của nó với định kiến xã hội không, đi cùng WE tiếp nhé!!