Trong một chương trình phỏng vấn diễn ra năm 2015, Bill Gates tiết lộ mình có thể đọc hơn 50 cuốn sách/năm. Ngoài trí tuệ thiên tài bẩm sinh, Gates có tinh thần học hỏi và khả năng tiếp thu tri thức thật đáng ngưỡng mộ.
Và chúng ta không phải chờ đợi quá lâu để biết được bí quyết của thiên tài công nghệ này vì chỉ một năm sau bài phỏng vấn trên, Gates đã đăng tải một bài blog với tiêu đề “The best teacher I never had”.
Khá tò mò phải không, con người vĩ đại nào mà khiến Gates cũng phải ngả mũ kính phục?
Đó là nhà vật lý thiên tài người Mỹ Richard Feynman. Gates cũng bày tỏ thêm, chính nhờ những phương pháp học tập của Feynman đã giúp ông có thể “tiêu hóa” những 50 cuốn sách mỗi năm.
Người thầy ấy đã phát triển một kỹ thuật mang tên ông – Kỹ thuật Feynman, được mệnh danh là phương pháp có thể giúp bất cứ ai nhớ mọi thứ họ đã học.
Cùng tìm hiểu về nó trong bài viết ngày hôm nay cùng mình nhé!
Hôm nay là chủ nhật. Vào chủ nhật, Toru không “lên dây cót”. Cậu nhàn rỗi và có thể đọc truyện, xem phim tùy thích. Việc duy nhất Toru cần làm là gửi một lá thư cho cô bạn gái Naoko.
Ngồi vào bàn, cậu dành hẳn 1 tiếng để nghĩ xem sẽ bắt đầu lá thư bằng chuyện gì. Rồi một nửa tiếng nữa để đi tìm bút, hơn 3 tiếng viết, xé rồi lại tiếp tục viết.
Khi xong xuôi đã quá giờ trưa, Toru ngồi lựa phong thư mất thêm nửa tiếng, rồi lại thêm 20 phút ngồi đọc đi đọc lại lá thư. Khi ra khỏi nhà, cậu phân vân mất 15 phút nghĩ xem có nên mang theo ô hay không.
Cứ như vậy, chỉ một việc viết và gửi lá thư thôi đã chiếm trọn gần như cả ngày nghỉ của Toru. Cậu thắc mắc, “bình thường cùng lắm mất 2 tiếng thôi mà nhỉ, sao hôm nay mình dềnh dàng vậy ta?”.
Không biết Toru đã tìm ra câu trả lời chưa, nhưng mong cậu sẽ đọc được bài viết này. Điều cậu đã trải qua là một hiện tượng trong Luật Parkinson, nói rằng khi ai đó ấn định khoảng thời gian lâu hơn cho một công việc, công việc đó sẽ tự động “giãn” ra theo và lấp đầy khoảng thời gian đó.
Vậy còn bạn – người đang đọc bài viết này, bạn có từng giống như Toru? Bạn có bao giờ nghĩ việc đơn giản và sẽ hoàn thành nhanh chóng – nhưng cuối cùng lại lâu la không tưởng? Có cách nào để chấm dứt tình trạng này không?
Có chứ, nếu bạn đọc kỹ những điều tôi chuẩn bị nói dưới đây.
Phim tài liệu Việt Nam là một trong những thể loại kén người xem và cũng đặc biệt thách thức đối với những người tham gia vào quá trình làm phim. Nếu dành thời gian lược khảo, tìm kiếm trong Viện phim Việt Nam, không khó để thấy hàng trăm bộ phim trong danh mục phim tài liệu. Tuy nhiên, càng tiến dần về thập niên 20 của thế kỷ 21, số lượng phim tài liệu càng trở nên ít ỏi. Trên ti vi, các bộ phim truyền hình ăn khách được ưa chuộng, các chương trình giải trí nổi lên như sóng biển. Trong các rạp chiếu là chỗ của những bộ phim điện ảnh nước ngoài nổi tiếng, và phim điện ảnh Việt Nam rót tiền quảng cáo nhưng lại vô cùng kém chất lượng. Những đứa trẻ trong sương - Children of the Mist - như một làn gió mát giữa làng phim điện ảnh đang khô cằn, là một trải nghiệm diễn ảnh và động lòng khán giả và những nhà làm phim. Hãy cùng WeStudy đi tìm kiếm sự hòa nhập ấy nhé!
Trong cuốn sách Film and Literature, Timothy Corrigan đã đưa ra nhận định: “Lịch sử quan hệ giữa phim ảnh và văn chương là một lịch sử yêu ghét lẫn lộn, đương đầu và phụ thuộc lẫn nhau. Từ thế kỉ XIX cho đến nay, hai cách nhìn thế giới này đã nhiều lần khinh thường nhau, cứu rỗi nhau, và làm méo mó bản ngã tự phong của nhau,… Các cuộc tranh luận về việc điện ảnh đồng nghĩa với văn học hay đi cùng với văn học đang tiếp diễn”. Dù điện ảnh và văn học được sinh ra, diễn biến và phát triển như thế nào thì chúng ta không bao giờ có thể phủ nhận tính văn học trong điện ảnh, tính điện ảnh trong các tác phẩm văn chương. Văn học sử dụng ống kính của điện ảnh để ghi lại cuộc đời, và ống kính ấy lại dựa vào văn học để tạo dựng lại một đời sống động. Chuyển thể tác phẩm văn học - điện ảnh đồng nghĩa phải gánh vác một trách nhiệm nặng nề và lớn lao, phải tham gia thực tế hóa một không gian văn hóa ở dòng thời gian khác trong tác phẩm văn học. Để làm rõ điều này, hãy cùng WeStudy bóc tách mối liên kết của điện ảnh và văn học, cũng như những yêu cầu cần thiết để có thể làm chủ ống kính máy quay nhé!!
Những người thành công ở vai trò quản lý, nhà điều hành hoặc có một cuộc sống gia đình hạnh phúc với những mối quan hệ vô cùng tốt, khi được hỏi về bí quyết luôn nói rằng bạn cần phải kiên trì, phải thấu hiểu và sẻ chia, phải đọc vị và tha thứ. Thế nhưng, làm thế nào để khơi dậy những đức tính tốt đẹp và hạn chế những cảm xúc tiêu cực ở bên trong con người? Tất cả những điều này đều hướng tới một nghệ thuật - giao tiếp trắc ẩn hay giao tiếp phi bạo lực, khơi dậy ở con người một thái độ cảm hóa và bao dung trong ứng xử hằng ngày, hạn chế các xung đột xảy ra. Trong bài viết này, WeStudy sẽ giúp bạn tìm thấy chìa khóa giao tiếp khiến những người xung quanh nể phục bạn mà không cần đến những lời quát mắng hay quở trách nặng nề.
Có bao giờ bạn tự đặt ra câu hỏi, rằng tại sao Tiktok lại trở thành một phương tiện truyền thông mới vô cùng ấn tượng và được nhiều người đón nhận như vậy không? Tại sao các doanh nghiệp, công ty, cá nhân,... bất cứ ai có mục đích kinh doanh và muốn phát triển hình ảnh thương hiệu đều “đổ xô” lập tài khoản Tiktok và gia nhập làn sóng tìm kiếm các KOLs, KOCs? Điều gì ở miền đất hứa này khiến nhiều người bắt đầu chọn cho mình một khu đất và xây nhà để buôn bán? Trong bài viết này, WeStudy sẽ đem đến cho bạn những câu trả lời, đặc biệt là những gợi mở về Tiktok shop - cơ hội dành cho những ai có mục đích kinh doanh.
Các nhà phê bình văn học trong quá trình xây dựng hệ thống lý luận đã chỉ ra rằng, độc giả khi đọc một cuốn sách, chính là đang tham gia sáng tác một lần nữa với tác giả tác phẩm. Giống như những người đọc, những người thưởng thức hội họa cũng sử dụng đôi mắt để tiếp cận với hệ thống đường nét, màu sắc hiển hiện của một tác phẩm hội họa, sau đó chuyển tải chúng đến bộ não để lý trí và tinh thần cùng tiến hành phân tích, cảm nhận, lưu giữ. Chẳng khó để bắt gặp một người đàn ông vô gia cư cầm theo cuốn sách bên mình, và cũng chẳng khó để thấy những người lao động vui vẻ ngắm những bức tranh cổ động trên đường phố ngõ xóm. Chẳng khó để thấy những em bé lấm lem đang cười hạnh phúc vì bộ màu mới, trang giấy mới để vẽ ước mơ. Hội họa đã không từ chối bất cứ ai yêu mến và muốn cầm cọ, vậy thì, sự thưởng thức hội họa cũng không có một ranh giới hay phân tầng nào hết. Cùng WeStudy bước vào thế giới hội họa và tìm xem làm thế nào để ngắm nhìn những bức tranh đúng cách nhé!!
Nghệ thuật luôn đau đáu theo đuổi một khuôn mẫu và nghệ sĩ luôn phác họa tác phẩm của mình theo khuôn mẫu ấy. Nhà biên kịch Pháp Roger Vadim đã phác họa nàng thơ Brigitte Bardot của mình qua bộ phim Và Chúa đã tạo ra phụ nữ (1956) và chính nó đã đưa Brigitte Bardot trở thành ngôi sao điện ảnh. Hàn Mặc Tử, một nhân tố thơ phát điên trong phong trào Thơ Mới của văn đàn Việt Nam, cũng đã từng lay động lòng người bởi những nét thơ rất tình cho những nàng thơ Mai Đình, Kim Cúc,... mà chàng từng gặp đi. Marie-Therese Walter - một trong số những nàng thơ ngây qua đời danh họa Pablo Picasso đã để lại trong ông nhiều cảm hứng, đặc biệt là bức họa nổi tiếng Le Reve. Thế nhưng, chỉ có những nàng thơ mới thực sự được trở thành “nàng thơ” nghệ thuật nói chung và hội họa nói riêng sao? Và phải chăng người họa sĩ nào cũng phải tìm kiếm một nàng mẫu mới có thể cầm cọ vẽ? Hãy cùng WeStudy trả lời những câu hỏi này và đi tìm “nàng thơ” đích thực của hội họa nhé!
Một tiến sĩ toán học làm thơ, một nhân viên văn phòng nhảy hiphop trong bộ đồ công sở? Có phải bạn đang cảm thấy khó tin không, nhưng thực tế nó lại là chuyện hiển nhiên trong cuộc sống. Nếu bạn chú ý đến thông tin về hội họa, không khó để được chiêm ngưỡng cuốn vở sinh học cách đây hơn 60 năm của cha ông chúng ta với những nét vẽ tinh tế, tỉ mỉ đến từng chi tiết nhỏ nhất của các tế bào. Không khó để tìm thấy thông tin về cuốn vở ghi chép của một phi công, chi tiết và chân thực từng không gian, bộ phận của máy bay. Hội họa, không phải là đi học ở trường mỹ thuật, trở thành họa sĩ mới được thể nghiệm hội họa. Hội họa ở trong cuộc đời và ở trong cuộc sống như một công cụ giúp con người biểu hiện những điều mà họ mong muốn. Trong bài viết này, WeStudy sẽ dẫn bạn đi tìm những định kiến phân biệt trong hội họa, hãy xác định xem bạn nghĩ như thế bao lâu rồi và sửa đổi nó nhé!!
Trong phim, tôi thích nhất là nhân vật ông trùm Vito Corleone.
Từ khí chất, dáng đi, cách nói chuyện, mọi thứ đều hoàn hảo. Một màn trình diễn tuyệt vời, quá chân thực. Tôi ngưỡng mộ nhân vật Bố già điềm đạm, bình tĩnh, can trường trước mọi biến cố.
Khoan, ai đóng vai này mà đỉnh thế nhỉ? Tôi nhờ bác Google.
Diễn viên thủ vai Vito không ai khác là tượng đài điện ảnh Marlon Brando. Ông đã diễn quá xuất sắc tới mức tự lu mờ chính bản thân mình. Như thể ông sinh ra để đóng vai Bố già.
Cũng chính Marlon Brando là người nhận giải Nam diễn viên chính xuất sắc nhất tại Oscar năm 1972 nhờ vai diễn Don Vito này.
Đây là giải Oscar thứ hai trong sự nghiệp của ông.
Giới điện ảnh truyền tai nhau rằng, thành công trong diễn xuất của Brando đến từ việc ông may mắn được kèm cặp bởi Stella Adler – một nữ diễn viên và giáo viên diễn xuất nổi tiếng.
Brando đã được Adler chỉ dạy về một kỹ thuật thượng thừa trong nghề diễn bấy giờ – Method Acting. Đây được xem là kỹ thuật “hạng nặng” và là bài kiểm tra ở mức độ cao nhất đối với một diễn viên.
Vậy thì Method Acting là gì? Làm thế nào mà Marlon Brando đã tinh thông nó và tạo ra cả một cuộc cách mạng điện ảnh Hoa Kỳ?
Tất cả sẽ được bật mí ngay sau đây. Cùng khám phá với tôi nhé!
Nếu search từ khóa “Helen Mirren” trên Google, bạn sẽ thấy tên bà được đặt cạnh hàng loạt các mỹ từ như “Nữ hoàng không ngai”, “quý bà thảm đỏ”, “người đẹp không tuổi”,... và nổi bật nhất, là danh hiệu Oscar cho vai diễn để đời – Nữ hoàng Elizabeth đệ nhị trong The Queen (2006).
Mirren không những đã giành giải Oscar nhờ vai diễn này, bà còn được chính Nữ hoàng khen ngợi và mời dùng trà tại Cung điện Buckingham. Đây không phải lần đầu tiên và sẽ không phải lần cuối cùng Helen được “chọn mặt gửi vàng” diễn các vai người nổi tiếng, quyền uy trong lịch sử.
Liệu có phải bà may mắn mới được vậy? Nếu bạn đọc tiếp những lời khuyên dưới đây của bà dành cho các diễn viên, bạn biết chắc chắn câu trả lời là không. Con đường diễn xuất của Helen không trải sẵn thảm đỏ, thành công đó là sự tổng hòa của tài năng, vốn hiểu biết và sự sắc sảo – ngay từ khâu chọn kịch bản và vai diễn.
Dưới đây là bốn lời khuyên mà nữ diễn viên gạo cội Helen Mirren dành tặng tới tất cả những diễn viên đã, đang và sắp tiến vào một trong những ngành nghề cạnh tranh nhất này!