Bạn mở máy, nhìn chằm chằm vào màn hình rồi chẳng biết nên làm gì. Đầu óc bạn trống rỗng.
Bạn tìm lại tệp lưu trữ ý tưởng. Chọn một cái, sau đó bắt tay làm. Nhưng mọi chuyện khó khăn quá.
Không thể. Sao vậy? Đơn giản là không thể, bạn bị kẹt mất rồi. Tâm trí bạn mù mịt như đi trong màn đêm với chiếc xe hỏng đèn. Vậy là bạn rơi vào Writer’s Block rồi đấy.
Có cách nào để giải phóng nó không? Làm thế nào để ý tưởng dồi dào trở lại đây?
Chứng chỉ IELTS vẫn được xem là thước đo phổ biến nhất để đánh giá trình độ tiếng Anh.
Trong giới ẩm thực, các nhà hàng cũng có một thứ na ná chứng chỉ kiểu vậy, gọi là sao Michelin. Các bếp trưởng thi nhau trổ tài để nhận về dù chỉ một sao Michelin. Một sao đôi khi là quá đủ.
Năm 2013, nhà hàng Gordon Ramsay at The London tại New York đã mất 2 ngôi sao Michelin. Đầu bếp nổi tiếng bật khóc trước sóng truyền hình khi được hỏi về sự việc. Ông kể:
“Tôi bắt đầu khóc khi mất đi những ngôi sao của mình. Đó là một điều rất xúc động đối với bất kỳ đầu bếp nào. Cảm giác như đánh mất người bạn gái. Bạn muốn cô ấy trở lại. Tôi nghĩ mọi đầu bếp hàng đầu thế giới, từ Alain Ducasse đến Guy Savoy, khi mất đi một ngôi sao thôi cũng giống như mất chức vô địch Champions League vậy.”
Chà, ông đầu bếp tính nóng như kem mà lại bật khóc vì mấy ngôi sao đó hả? Hẳn là quan trọng lắm đây. Cái kỳ lạ ở đây là, Michelin vốn là một thương hiệu sản xuất lốp xe. Mà lốp xe thì liên quan quái gì tới ẩm thực?
Chà, liên quan lắm đấy chứ. Và câu chuyện khởi nguồn cũng thú vị không kém, là bài học vận dụng chiến lược kéo mà bất cứ nhà marketing nào đều không nên bỏ qua!
ChatGPT, chatbot miễn phí do Open AI phát triển xuất hiện vào tháng 11/2022 và tạo tiếng vang dữ dội tới mức các ông lớn công nghệ khác cũng đua nhau ra mắt phiên bản chatbot của riêng mình. Năm 2023 có thể coi là “cuộc đua AI”.
Viết sách, viết content, viết kịch bản, hỏi xin lời khuyên, giải bài tập, nghĩ ý tưởng,... con chatbot này đã và đang chứng tỏ được sự vô đối của mình (dù đôi khi mấy câu trả lời vẫn hơi đuối và độ tin cậy đạt tầm 70 – 80%).
Nhưng nếu biết sử dụng, ChatGPT thực sự là một mảnh đất phì nhiêu để bạn canh tác. Dù bạn là ai, bạn đang làm gì và bạn cần giúp đỡ gì, dưới đây là một vài cách phổ biến nhất để bạn “lợi dụng” ChatGPT.
Đây có lẽ là bài dài nhất tôi từng viết tại WeStudy.
Thú thật, bài này tôi còn chẳng phải tham khảo nhiều. Bạn sẽ không tìm thấy nguồn tài liệu tham khảo ở cuối bài đâu. Tất cả đều là kinh nghiệm tôi tự rút ra sau hơn 2 năm làm Freelancer (tất nhiên là vẫn quá ít đối với nhiều người), nhưng tôi tin là đủ hữu ích với những người vẫn đang ở vạch xuất phát.
Nhiếp ảnh ra đời vào đầu thế kỷ 19, và chỉ sau gần 200 năm lịch sử, nó đã trở thành một công cụ cực kỳ phổ biến với con người ngày nay.
Suốt gần 200 năm hình thành và phát triển đó, lịch sử đã chứng kiến rất nhiều thiên tài có khả năng thần sầu trong việc “đóng băng” những khoảnh khắc đặc biệt của lịch sử, thời thế và cuộc sống này.
Ansel Adams – bậc thầy nhiếp ảnh đen trắng, Henri Cartier-Bresson với biệt danh “cha đẻ của nhiếp ảnh đường phố” hay Dorothea Lange – nhiếp ảnh gia của người lao động với bức ảnh nổi tiếng The Migrant Mother,... hãy cùng tôi khám phá trong bài viết ngày hôm nay nhé!
Lucius Annaeus Seneca, hay thường gọi là Seneca, là một chính khách Roman và một nhà triết gia nổi tiếng, một trong ba cây đại thụ của trường phái Khắc kỷ Hy Lạp. Ngay từ sớm, Seneca đã phát triển một bộ kỹ năng tư duy vượt bậc và là bậc thầy về cách sống. Trong tác phẩm On the Shortness of Life, Seneca nhắc nhở chúng ta về một trong những tài nguyên quý giá nhất nhưng thường bị xem nhẹ: thời gian. Và dưới đây là 10 ý tưởng cốt lõi nhất về nghệ thuật quản lý thời gian của ông.
Sức khỏe giọng nói là trạng thái tổng thể của cơ họng và các cơ quan liên quan, bao gồm cả dây thanh âm, màng nhĩ, các cơ và cấu trúc khác trong hệ thống giọng nói. Nó liên quan đến khả năng sử dụng giọng nói một cách hiệu quả, linh hoạt và không gây tổn hại cho sức khỏe cơ họng.
Một sức khỏe giọng nói tốt đồng nghĩa với việc cơ họng và dây thanh âm không bị viêm nhiễm, tổn thương hoặc mệt mỏi. Nó cũng ám chỉ rằng giọng nói được phát ra rõ ràng, có chất lượng âm thanh tốt, phát âm chính xác và điều chỉnh được giọng điệu phù hợp.
Ngoài ra, việc học cách sử dụng giọng nói một cách chính xác, sáng tạo và không gây căng thẳng cũng là một yếu tố quan trọng để duy trì sức khỏe giọng nói. Kỹ thuật nói, ngữ điệu, tốc độ và cách diễn đạt cảm xúc qua giọng nói đều đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ và cải thiện sức khỏe giọng nói.
Chà, nói chung chung thế thì biết đằng nào mà áp dụng, phải chứ? Đừng lo, 5 mẹo tôi đưa ra dưới đây sẽ chỉ rõ cách thức để bạn thực hành và nâng cao sức khỏe giọng nói của bản thân.
Vào năm 2010, các nhà nghiên cứu ở Đại học Harvard đã cho bệnh nhân sử dụng giả dược để làm giảm những cơn đau khó chịu ở bụng. Điều kỳ lạ ở đây là họ tiết lộ trước cho bệnh nhân đây là thuốc giả, hoàn toàn không có tác dụng giảm đau. Thế mà nhóm các bệnh nhân này vẫn báo cáo các triệu chứng đã thuyên giảm với tỷ lệ cao gấp đôi so với nhóm không nhận được thuốc.
Kết quả này giải thích tại sao chỉ riêng việc đi thăm khám bác sĩ và bỏ tiền ra để mua lời tư vấn từ họ đã đủ khiến bạn yên tâm và cảm thấy tình trạng cải thiện rõ rệt. Sau khi uống thuốc, bạn bỗng thấy trong người khỏe hơn dù có khi thuốc còn chưa cả ngấm. Có lẽ bạn sẽ thấy những việc tôi vừa nêu ra chẳng xa lạ là bao. Đúng vậy, hiệu ứng giả dược là một phần nguyên thủy của bộ não con người.
Cơ chế hoạt động của giả dược ra sao? Tại sao biết trước đó là thuốc giả nhưng bệnh nhân vẫn thấy tình trạng được cải thiện? Nếu niềm tin thực sự có sức mạnh như vậy, chẳng phải chúng ta cứ nằm im và tin tưởng mọi chuyện sẽ qua là xong sao?
Chức vô địch của Cleveland Cavaliers năm 2016 là một cú lội ngược dòng ngoạn mục. Họ bị dẫn trước 3 – 0, sau đó lật lại và giành chiến thắng chung cuộc trong chuỗi so tài 7 trận với tỷ số 4 – 3.
Kyrie Irving đóng góp công rất lớn trong chiến thắng lịch sử đó. Ngay khi tiếng còi kết thúc trận đấu vang lên, anh chạy thẳng vào phòng thay đồ, bấm máy gọi cho Kobe Bryant.
Bryant nhấc máy. “Trời ơi, lời khuyên của anh có tác dụng. Nó phát huy hiệu quả!” Irving hò reo trong vui sướng. Bryant cũng sướng lây, còn gì tuyệt hơn khi bạn cho ai đó lời khuyên và họ quay lại cảm ơn với một thành quả mỹ mãn cơ chứ?
Có lẽ bạn ít nhiều cũng vài lần trải qua cảm giác tự hào khi cho người khác một lời khuyên hữu ích như Bryant. Nhưng tới vài tuần sau, bạn gặp phải tình huống tương tự, rồi bạn lại đưa ra một quyết định tệ hại, thậm chí còn khác xa với những điều bạn đã khuyên người khác trước đó.
Tại sao? Tại sao cùng một vấn đề, bạn khuyên người khác thì mọi chuyện đầu xuôi đuôi lọt còn khi phải tự khuyên bản thân thì bạn bỗng hóa khù khờ dốt nát?
Thực tế thì đó là một khuynh hướng nhận thức chung mang tên Nghịch lý Solomon. Cái tên này xuất phát từ câu chuyện về vua Solomon người Israel cổ – nổi tiếng thông thái tới nỗi nhiều người vượt hàng trăm dặm tìm tới để xin lời khuyên, thế nhưng cuối cùng lại không thể tự đưa ra lời khuyên sáng suốt cho chính mình và dẫn tới sự sụp đổ của vương quốc.