Ngày còn bé xíu, khi nhận được hộp màu sáp từ ba mẹ, chắc hẳn ai cũng đều cảm thấy vui vẻ. Bởi vì, có cây bút màu trong tay, chúng ta sẽ vẽ được cả thế giới với ngàn sự vật, câu chuyện xảy ra ở xung quanh.
Những nét vẽ ngô nghê ngộ nghĩnh, không hề có bố cục, cũng không có đường nét chi tiết, tỉ mỉ, thế nhưng lại sống động và tràn đầy cảm hứng. Đó là một bản thể của Sketch - lối phác họa của những tâm hồn nghệ thuật.
Sketch có mối quan hệ thế nào với Sketchnote và ứng dụng Sketchnote trong đời sống hiện tại như thế nào? Hãy cùng WeStudy tìm hiểu nhé !!
Một lớp sinh viên mới nữa chuẩn bị bước chân vào cánh cửa Đại học, chào đón tuổi mười tám đôi mươi rực rỡ. Thế nhưng, lần đầu đến với một môi trường lớn hơn, quy tụ những con người khác biệt, có những bạn là lần đầu xa gia đình thì đúng là có đủ thứ chuyện phải lo. Nào là chuyện chi tiêu, quản lý tài chính cá nhân ra sao mới tốt. Nào là chuyện học tập, thi đua trong trường, làm sao cân bằng với chuyện đi làm. Nào là những nỗi cô đơn, lạc lõng, mất kết nối khiến cho tinh thần trở nên mệt mỏi, suy sụp và chỉ muốn trở về. Tất cả sẽ diễn ra ngay trước mắt các bạn và là chính các bạn khi lên Đại học.
Thế nhưng, sợ vẫn sợ, lo vẫn lo, những nỗi lo sợ ấy chưa bao giờ mất đi cả, từ Gen X cho đến Gen Z ngày nay., còn vẫn phải lên tinh thần để sống thật trọn vẹn thanh xuân sinh viên nữa chứ. Bởi vậy, khi còn là sinh viên, còn sức trẻ, đừng bỏ qua những trải nghiệm tuyệt vời này!!
“Mình đã cố gắng để kết nối với mọi người nhưng không thành công…”
“Mình cũng muốn trò chuyện nhưng lại không biết nên chen vào lúc nào vì mọi người nói vui quá…”
Tình cảnh này, bất cứ ai cũng đều có thể gặp phải, đặc biệt là nhóm người hướng nội - những người có xu hướng rụt rè và ngại ngùng hơn, và vì họ không dễ dàng tiếp cận người khác. Những lần như thế, rất nhiều người hướng nội cảm thấy bản thân không cách nào hòa nhập, một phần cũng lo ngại chính mình làm hỏng bầu không khí hoặc bị lạc lõng trong đó.
Nhưng trong thâm tâm, người hướng nội vẫn khao khát được giao tiếp, ngưỡng mộ những cuộc giao tiếp vui vẻ. Hãy cùng WeStudy đưa ra những phương pháp tốt nhất giúp người hướng nội nhé!
Thời Nguyên thủy, cha ông chúng ta làm đến đâu ăn đến đấy, sống trong cùng một cộng đồng bình đẳng - chia đều mọi thứ không kể công sức. Thế nhưng, sự phát triển của công cụ sản xuất, phương thức sản xuất đã kéo theo những biến động về mọi nền tảng trong lĩnh vực xã hội. Con người hiện đại làm việc và hưởng theo công sức, nhận được mức lương với những gì đã lao động.
Tuy nhiên, sự xoay vòng của các nhu cầu tích trữ, sinh hoạt, ăn uống, giải trí…, sự bùng nổ của thị trường đầu tư, đã đặt ra yêu cầu về quản lý tài chính cá nhân.
Vậy, tài chính cá nhân là gì và làm sao quản lý tài chính cá nhân tốt? Cùng WeStudy tìm hiểu nhé!
Thính giác là một trong năm giác quan của con người. Nhưng lắng nghe là nghệ thuật (Frank Tyger). Điều quan trọng trong việc tạo ra những mối quan hệ đúng nghĩa và bền vững chính là biết lắng nghe. Khi chúng ta chấp nhận lắng nghe người khác, tức là chúng ta đang cho họ cơ hội thể hiện bản thân và mở lòng để họ bước vào, ngược lại chúng ta cũng mong chờ điều đó ở họ.
Thế nhưng, liệu lắng nghe là chỉ ngồi lại và nghe thôi sao? Lắng nghe cần có nghệ thuật để nó trở thành sự lắng nghe có ý nghĩa - lắng nghe thấu cảm.
Trong một cuộc tranh luận, khi bạn đang cố gắng thể hiện quan điểm, đưa ra luận cứ, dẫn chứng bằng chất giọng dứt khoát, rõ ràng thì người có luận điểm với bạn lại chọn cách công kích giọng điệu cá nhân.
Họ cho rằng bạn đang làm quá vấn đề và giận dữ. Đồng thời, họ lấy sự giận dữ đó để gán bạn vào tình trạng không đủ tỉnh táo để suy xét, tranh luận, phủ nhận những điều mà bạn đang cố gắng chứng minh.
“Bạn đang nổi giận với tôi à? Xem giọng điệu của bạn kìa, bình tĩnh lại rồi hẵng phản bác!” - Đây chính là biểu hiện của Tone Policing.
Đọc đến đây, bạn có muốn hiểu sâu hơn về Tone Policing và mối liên kết của nó với định kiến xã hội không, đi cùng WE tiếp nhé!!
Biểu đạt và trải nghiệm cảm xúc có mối quan hệ gắn kết với nhau, là đề tài luôn được quan tâm bởi những nhà tâm lý học. Bạn có thể hình dung mối quan hệ đó như thế này: khi bạn buồn, trái tim của bạn nhói đau, tâm trí của bạn rối bời thì gương mặt của bạn cũng sẽ trở nên ủ rũ, giọng nói của bạn hạ thấp và người khác hoàn toàn nghe ra được bạn đang không vui. Trong trường hợp ngược lại cũng vậy, nếu bạn đang hạnh phúc, cả người bạn đều bừng sáng và giọng bạn sẽ tự nhiên nâng cao hơn, tràn đầy sự vui vẻ.
Vì thế, khi người khác cố gắng khuyên bạn phải kiềm chế cảm xúc, tức là họ đang muốn bạn điều chỉnh lại biểu cảm của gương mặt và các yếu tố giọng nói để đạt tới trạng thái cân bằng. Hiển nhiên, sự bình tĩnh này chỉ nên tồn tại ở nơi đông người, khi cần tranh luận công bằng, vì che giấu cảm xúc là việc không hề tốt.
Tóm lại thì, cảm xúc sẽ ảnh hưởng đến giọng nói như thế nào? Cùng WeStudy tìm hiểu điều này nhé!!
Warren Buffett, nhà đầu tư nổi tiếng người Mỹ kể lại câu chuyện về cuộc đời mình, ông đã nhắc đến bản thân từng sợ hãi trước đám đông như thế nào. Đến mức nào, anh ấy đã đăng ký khóa học diễn thuyết Dale Carnegie nhưng vẫn không đi. Câu chuyện nhỏ chắc chắn rất ít người biết, vì người ta chỉ nhìn thấy một Warren Buffett tài ba, tự tin, giàu có. Đâu ai biết được lời nói, ông ấy từng nghe, từng tiếng một.
Có một sự thật rằng, không phải ai lúc bắt đầu cũng biết thuyết trình. Trình thuyết trình là một phần mềm kỹ thuật được bồi dưỡng, trau dồi trong suốt đời mỗi người. Trải qua mỗi giai đoạn trưởng thành, kỹ năng thuyết trình sẽ được hun đúc thật sâu sắc.
Nhưng cũng bởi vì nó là một kỹ năng học hỏi chuyên sâu, không phải kỹ năng thân thể ăn - uống - nhai - kỹ thuật, nên không dành thời gian để học, chương trình thuyết trình có khả năng của chúng ta, chúng ta cũng sẽ không thể vững vàng.
Như vậy thuyết trình là gì và phải làm thế nào để thuyết trình thành công? Hãy cùng WeStudy tìm hiểu nhé!
MC là từ viết tắt của Master of Ceremonies - người dẫn dắt thính giả, khán giả trong các hoạt động, sự kiện,... nhằm tạo ra một bầu không khí chuyên nghiệp, phù hợp với mục đích chương trình. Trong thời đại số hiện nay, cùng với sự phát triển của truyền thông xã hội, sự hình thành các công ty tư nhân, MC đã trở thành một nghề Hot. Đây cũng là hướng đi được nhiều bạn trẻ theo đuổi nhằm có thêm các trải nghiệm nói trước đám đông, rèn luyện sự tự tin, phong thái thuyết trình, kỹ thuật giọng nói.
Thế nhưng, làm sao để có thể nói mà cũng ra tiền?! Hãy xem ngay 5 yếu tố cần bồi dưỡng để theo đuổi nghề Hot này nhé!!
Khi nghe âm thanh phát ra từ chiếc radio, chúng ta đã từng có mong ước một ngày nào đó được trở thành phát thanh viên, MC dẫn chương trình.
Khi xem được những video diễn thuyết của các Tổng thống, tỷ phú, doanh nhân, chúng ta đã tràn đầy sự ngưỡng mộ và ước rằng sẽ có được sự tự tin và phong thái như vậy.
Thế thì bạn có biết điều gì khiến bạn ấn tượng với những chương trình radio, những video diễn thuyết như vậy không? Đó chính là nội dung và giọng nói, đặc biệt là giọng nói - phương tiện truyền tải thông tin, thông điệp đến người nghe.
Vậy, thế nào là giọng nói hay?
Giọng nói hay là giọng nói khiến người khác bị cuốn hút. Giọng nói hay cần sự tổng hòa của 4 yếu tố Phát âm - Âm lượng - Tốc độ - Truyền cảm.
Những kỳ vọng về sự vui vẻ cho người ta có xu hướng tối giản hóa cuộc sống của mình. Tối giản hóa trong cách sắp xếp các ứng dụng bài. Tối giản hóa về nội dung sắc màu, trang phục sắc màu. Và trong nghệ thuật, sự tối giản hóa cho đến một phong cách mới, làn gió mới cho hội họa phù hợp.
Mặc dù đã ra đời từ rất lâu trước đó, nhưng phải trong những năm gần đây, tối giản mới bật mình trở thành một chủ nghĩa bao trùm hết mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Nguyên nhân là vì con người bắt đầu đi tìm triết lý về thiết bị. Chọn các thiết bị yếu, tối ưu những gì dư thừa, dọn dẹp những thứ thừa, ...
Hãy cùng WeStudy tìm kiếm câu trả lời trọn vẹn về chủ nghĩa tối giản và ảnh hưởng của nó đến hội họa nhé!