Công việc lập trình viên đang trở thành một lĩnh vực quan trọng và có tiềm năng phát triển rất lớn trong tương lai. Dưới đây là một số xu hướng dự đoán về hướng phát triển công việc lập trình viên trong 5 năm tới.
Bill Gates đọc khoảng 50 cuốn sách mỗi năm, tức là trung bình mỗi tuần một cuốn. Theo thời gian, Gates đã tích lũy cho mình một kho tàng tri thức đồ sộ thông qua việc đọc có phương pháp. Đó là những gì bạn sẽ học hỏi được trong bài viết hôm nay.
Khi bắt đầu học lập trình viên, có một số điều kiện cơ bản mà bạn nên chuẩn bị để có một khởi động tốt. Dưới đây là một số yếu tố quan trọng bạn nên xem xét.
Trong một nghiên cứu được công bố vào năm 2012, hai nhà tâm lý học Hajo Adam và Adam Galinsky đã thực hiện một thí nghiệm rất thú vị.
Họ đã chia số người tham gia làm ba nhóm.
Nhóm thứ nhất được trao cho một chiếc áo choàng và được nói đây là áo choàng mà các bác sĩ hay mặc.
Nhóm thứ hai cũng được trao chiếc áo choàng tương tự, nhưng lần này được nói là áo choàng của cánh thợ sơn.
Nhóm thứ ba thì chỉ được nhìn chiếc áo choàng “của các bác sĩ” và yêu cầu viết ra giấy liên tưởng về chiếc áo.
Cả ba nhóm sau đó tham gia vào một trò chơi tìm điểm khác biệt.
Kết quả thu về, nhóm thứ nhất – những người được tận mắt nhìn thấy chiếc áo và khoác chúng lên người đã thực hiện bài kiểm tra tốt hơn hẳn so với hai nhóm còn lại.
Nhờ phát hiện mới mẻ này, họ đã bổ sung một thuật ngữ vào từ điển khoa học thế giới gọi là nhận thức trong phục trang.
Hàng loạt các nghiên cứu theo sau đó và hai nhà tâm lý học kết luận: Quần áo mà bạn mặc trên người không chỉ là vật trang trí, để ra hiệu cho người khác biết bạn là ai, chúng còn hơn cả thế. Chúng có thể khiến bạn sáng suốt, dũng cảm, lý trí, chuyên nghiệp hơn trong nhiều trường hợp.
Nhưng tại sao? Tại sao phục trang có thể ảnh hưởng tới tâm trí và hành vi của chính bạn?
Đã bao lần bạn bị ảnh hưởng bởi cách hành xử vô lý của kẻ khác? Nhiều không đếm xuể, phải chứ? Một tài xế lái ẩu, những người đồng nghiệp soi mói, cấp trên cục cằn hay đơn giản chỉ là một người phục vụ bàn thô lỗ?
Nhiều người có khả năng giữ bình tĩnh tới độ đáng khâm phục khi rơi vào những tình huống trên, nhưng phần lớn chúng ta lại nằm ở quang phổ ngược lại. Đúng, đôi khi những việc cỏn con như vậy có thể phá hỏng tâm trạng một ngày của bạn, đặc biệt là khi tối hôm trước bạn còn mất ngủ nữa chứ!
Trước những ca khó xử như vậy, làm thế nào để chút chuyện vặt vãnh ảnh hưởng xấu tới tâm trạng của bạn? Làm thế nào để ta thôi nhớ về những điều tệ hại người khác gây cho ta và bình thản bước tiếp?
Trong cuốn sách với cái tên gây tò mò Bài học diệu kỳ từ chiếc xe rác, tác giả David J. Pollay đã đưa ra vô số phương án cho các câu hỏi trên, chỉ từ một câu chuyện nhỏ về bác tài taxi và “những chiếc xe rác”. Câu chuyện thú vị đó như sau.
Benjamin Franklin, một trong bốn vị cha già lập quốc của Hoa Kỳ, đồng thời là một chính trị gia, nhà khoa học, nhà văn, triết gia, nhà phát minh, nhà hoạt động xã hội, nhà ngoại giao hàng đầu.
Trong cuốn Tự truyện Benjamin Franklin, ông thuật lại các sự kiện lớn nhỏ đã ảnh hưởng tới thành công vang dội mình gặt hái được, cũng như hé lộ làm thế nào một cậu bé nghèo khổ trong gia đình có tới 17 người con cuối cùng lại trở thành một nhân vật quyền thế và được trọng vọng trong xã hội.
Khả năng tự học, tính kỷ luật, tiết kiệm và siêng năng là những đức tính mà Franklin đã tự trang bị cho mình từ lúc còn thanh niên. Theo lời ông kể, có tổng 13 đức tính đáng để rèn luyện và đã góp công lớn tới thành công của ông, điều sẽ được bật mí ngay dưới đây.
Chúng ta hiếm khi muốn nhắc tới những hối tiếc của mình trong cuộc đời, nhưng hối tiếc của người khác lại có một sức hút lạ kỳ. Và nếu là câu chuyện của người nổi tiếng thì còn thu hút gấp bội.
Bạn không cần phải là fan của Robert Pattinson để biết anh ghét Twilight đến mức nào, nhưng suýt chút nữa Will Smith đã đóng The Matrix chứ không phải ông chú thân thiện Keanu Reeves thì không phải ai cũng hay. Daniel Radcliffe ghét phim Harry Potter, Kate Winslet ước được đóng lại Titanic,... hãy cùng khám phá trong bài viết ngày hôm nay.
Năm 1983, một tay guitar trẻ tuổi bị “đá khỏi” ban nhạc của mình theo cách thức tệ hại nhất. Hai thập kỷ trước đó, một tay trống tài năng cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự – bị đuổi việc mà không hề có lý do nào.
Một người lấy thù hận làm bàn đạp, quyết tâm trở nên thật nổi tiếng để trả thù ban nhạc cũ, đạt được thành công vang dội nhưng vẫn tự xem mình là kẻ thất bại. Người kia thì trầm cảm nặng, tự tử bất thành, thế nhưng cuối cùng lại đạt tới hạnh phúc viên mãn nhờ thấu hiểu một chân lý cốt lõi trong cuộc sống. Đó là gì?
Bật mí trước nhé, nó có thể thay đổi cách bạn nhìn nhận về thành công và thất bại từ trước tới nay.
Tôi có một người bạn, suốt một thời gian dài ơi là dài, cứ nói mãi về chuyện lập một blog cá nhân và cố gắng trở thành một cây viết chuyên nghiệp (hoặc ít nhất là bán chuyên). Anh ta nói về kế hoạch này nhiều tháng rồi, nếu tôi không lầm thì có thể tính thành năm, và anh ta cũng có đủ tiền rồi. Nhưng anh ta chưa từng lập một blog nào cả. Luôn luôn có vài lý do nào đó: chất lượng của bài viết chưa đủ tốt, tay nghề còn non nớt, hoặc anh ta không có thời gian cho việc này.
Năm tháng trôi qua, hàng ngày anh ta vẫn thức dậy làm những việc bình thường, đôi khi là lặp đi lặp lại thật tẻ nhạt. Ít ra thì anh ta cũng thấy thoải mái và đã quá quen với vùng biển lặng của một “nhà văn không ai biết”.
Người bạn đó chính là tôi. Đúng vậy, tôi là một chúa tể trì hoãn. Tôi là kẻ sẽ bỏ tính trì hoãn từ ngày mai (bạn hiểu mà). Tôi làm những công việc tẻ nhạt, sống một cuộc đời tẻ nhạt.
Nhưng tôi vừa mới phát hiện ra: tẻ nhạt cũng có năng lực của riêng nó. Và năng lực này có thể giúp tôi, bạn và nhiều người khác theo cách nào đó bớt trì hoãn đi.