Trẻ tuổi, xông xáo, thiếu tiền nhưng thừa nhiệt huyết, chàng trai Phil Knight 24 tuổi vay bố 50 đô để thực hiện Ý tưởng Điên rồ của mình: nhập khẩu giày chạy Nhật Bản về Mỹ bán kiếm lời. Bán giày trên thùng xe Plymouth Valiant, doanh số năm đầu tiên đạt 8.000 đô la.
Bị ám ảnh bởi triết lý “tăng trưởng hoặc chết”, Knight lèo lái Nike gặt hái hết thành công này tới thành công khác – nhưng thất bại cũng thật nhiều. Ngân hàng xiết nợ, đồng nghiệp lẫn đối tác phản bội, có thời điểm Knight phải hạ mình đi vay tiền biết bao người để cứu sống “đứa con” Nike.
Ngày nay, Nike là một thương hiệu trị giá 136,81 tỷ đô, doanh thu hàng năm tăng liên tục và chưa có dấu hiệu dừng lại. Biểu tượng swoosh (dấu ngoắc phẩy) không dừng lại ở mức biểu tượng nữa — nó đại diện cho một tinh thần, một ý chí chiến thắng. Khắp các ngõ ngách trên toàn thế giới, Nike tự hào là thương hiệu có thể được nhận diện tại bất cứ đâu.
Chẳng cần biết bạn có phải là một sneakerhead hay không (và cũng chẳng cần biết bạn có hiểu sneakerhead nghĩa là gì), bạn ắt hẳn phải biết tới mẫu giày Chuck Taylor All Star huyền thoại, đôi giày mang tính cách mạng và biểu tượng của Converse ra đời cách đây hơn 100 năm.
Sau khi viết xong phần đầu của Harry Potter vào năm 1995, J. K. Rowling gửi tới 12 nhà xuất bản và nhận lại đủ 12 cái lắc đầu ngán ngẩm.
Phải tới 2 năm sau đó, nhà xuất bản Bloomsbury mới chấp nhận xuất bản cuốn sách với số lượng 1.000 bản. Về phía J. K. Rowling và Harry Potter, những ngày sau đó là lịch sử.
Nhưng ít ai biết lịch sử đó suýt chút nữa đã không xảy ra nếu không nhờ công một cô bé 8 tuổi, fan nhí đầu tiên của Harry Potter, và tình cờ cũng chính là con gái của Chủ tịch Bloomsbury.
Một bài viết sẽ giúp bạn hiểu tại sao "Cần cù bù thông minh" thực chất không phải một lời khuyên mà là một quy luật để xây dựng công thức chung về thành công.
Giả sử xe bạn chết máy giữa đường và điện thoại thì hết pin như thể bạn đang ở trong phim Wrong Turn (Ngã rẽ tử thần), bạn nghĩ nơi nào sẽ dễ nhận được sự trợ giúp hơn: một vùng quê hẻo lánh hay một con phố tấp nập người lại qua?
Hỏi gì kì vậy, chắc chắn là một con phố rồi, đường quê vắng vẻ có khi đợi hàng giờ chẳng có người đi qua ấy chứ. Nếu bạn nghĩ vậy thì bạn sai rồi, ít nhất là theo kết quả từ các nhà nghiên cứu, vì kết quả họ thu về là đáp án còn lại cơ.
Khi bạn cầu cứu giữa con phố đông đúc, rất nhiều người đi qua nhưng ai cũng nghĩ sẽ có người khác tới cứu bạn thay họ thôi. Ai cũng nghĩ vậy nên không ai tiến tới ra tay cả. Đây là một tình huống rất phổ biến ắt hẳn bạn từng nghe qua, và “Hội đồng Tâm lý học” dành tặng nó cái tên là Hiệu ứng bàng quan.
Stephen Curry là một trong những gương mặt sáng giá nhất Giải Bóng rổ Nhà nghề Mỹ (NBA) trong 10 năm trở lại đây. Lên ngôi vô địch 4 lần, lọt vào đội hình All-Star hơn một thập kỷ qua và lập kỷ lục là người có nhiều cú ném 3 nhất lịch sử, họ mệnh danh Curry là “tay ném vĩ đại nhất mọi thời đại”.
Năm 2022 vừa qua, Forbescông bố danh sách 10 vận động viên kiếm được nhiều tiền nhất, Curry xếp thứ 5 với tổng số tiền kiếm được là 92,8 triệu đô. Trong đó, những nỗ lực bên ngoài sân bóng của anh, phần lớn là nhờ hợp đồng giày với Under Armour — đã đem về cho anh nguồn thu khổng lồ.
Nhưng bạn có biết trước khi về với Under Armour và hồi sinh thương hiệu này, Curry ban đầu đã suýt nữa đặt bút ký vào bản hợp đồng với Nike không? Đến nay câu chuyện này vẫn được xem là sai lầm lớn nhất của Nike, khi họ để vụt mất “con gà đẻ trứng vàng” vì một lý do xem chừng rất ngớ ngẩn — mà bất cứ ai cũng có thể mắc phải.
Có thể bạn sẽ thắc mắc tại sao nhiều bức ảnh đẹp khác lại không có mặt trong danh sách này của TIME. “Đẹp” không phải tiêu chí — một số bức được chọn vì chúng định hình cách chúng ta suy nghĩ, một số vì chúng trực tiếp thay đổi cách chúng ta sống, và một số vì nó đánh dấu một số bước ngoặt lịch sử của thời đại.
Trước khi TV và Internet phổ biến như hiện nay, những bức ảnh đăng trên TIME đã có ảnh hưởng to lớn đến cách nhìn nhận của nhiều người về thế giới này. Nhiếp ảnh gia không chỉ là nhiếp ảnh gia, anh ta còn là người kể chuyện. Anh ta kể chuyện bằng chiếc máy ảnh, và câu chuyện anh ta kể được lưu lại qua những bức hình.
Dưới đây là 10 bức ảnh đứng đầu danh sách của TIME cùng câu chuyện đằng sau chúng. Hãy cùng khám phá!
Có một câu chuyện rất hay về Ghibli và Disney như sau:
Đợt ra mắt Princess Mononoke (Công chúa Mononoke) năm 1997, Disney được Ghibli ủy quyền phụ trách phát hành phim ở thị trường Mỹ.
Harvey Weinstein, nhà sản xuất tại Disney, cho rằng bộ phim quá dài dòng và yêu cầu cắt ngắn để phù hợp với thị hiếu người xem hơn. Để đáp lại, Ghibli chỉ đơn giản gửi một thanh samurai bọc trong hộp đựng tới Weinstein cùng lời nhắn: “Không cắt.”
Không cắt xén, không lạm dụng CGI — từ lâu đã trở thành phương châm sản xuất của Ghibli. Vì vậy mà các thước phim luôn mang lại cảm giác chân thực, sống động, để lại trong ta những cảm xúc bồi hồi khó tả.
Nhân dịp How Do You Live?, bộ phim được xem là tác phẩm cuối cùng của nhà sáng lập Hayao Miyazaki ở tuổi 82 ra mắt, hãy cùng điểm lại một vài nét chính về hành trình truyền cảm hứng của Studio Ghibli nhé.
Bức ảnh kinh điển này được chụp vào ngày sinh nhật lần thứ 72 của nhà vật lý đại tài Albert Einstein, sau khi ông trở về từ lễ kỷ niệm tại Câu lạc bộ Princeton vào ngày 14 tháng 3 năm 1951.
Năm 1986, Steve Jobs mua lại Pixar với cái giá 5 triệu đô. Ông gặp John Lasseter, người đang ấp ủ giấc mơ tạo nên một bộ phim hoạt hình hoàn toàn bằng kỹ xảo máy tính.
“Cậu cần thêm gì để thành công?” - Jobs hỏi.
Lasseter trả lời: “Ờm, một bộ phim dài hơn, nhưng sẽ tốn nửa triệu đô la.”
Jobs rút một tờ ngân phiếu 500.000 đô ra. Trước khi trao vào tay Lasseter, ông dừng lại và nói:
“Duy nhất một yêu cầu thôi, John. Hãy làm một bộ phim thật tuyệt vời nhé.”
Và bạn đoán xem 'bộ phim tuyệt vời' mà John Lasseter đã làm ra, bộ phim đã thắng cả giải Oscar đó là gì nào?