Ngày nay, thật khó để tưởng tượng được việc học tập, làm việc mà không có máy tính xách tay.
Bây giờ, nếu bạn thách tôi 100 đồng cho mỗi lần tìm được một sinh viên sử dụng laptop để ghi chú, tôi sẽ kiếm được một phần buffett khá ngon — có khi là hai phần.
Thực sự thì tôi mới chỉ chuyển qua viết tay độ 3 tháng gần đây thôi, còn trước đó thì tôi ghi chú tất cả bằng laptop. Từ bài giảng trên lớp, biên bản cuộc họp, to-do-list, kho ý tưởng hay thậm chí là cả nhật ký. — tất cả đều được soạn ra bằng những tiếng gõ lạch cạch vui tai.
Tôi khó lòng phủ nhận độ tiện lợi của các trình soạn thảo trực tuyến vì chúng có quá nhiều điểm ưu việt, từ khả năng sao lưu, không gian ghi chú không giới hạn hay có thể truy cập bất cứ lúc nào chỉ với chiếc điện thoại — vả lại chữ viết tay của tôi cũng không đẹp cho lắm, nên tôi khoái ghi chú trên thiết bị điện tử hơn.
Nhưng nếu nó vượt trội tới vậy, tại sao tôi vẫn quay về bên chiếc bút và tập giấy thần yêu như những ngày đầu học viết chính tả?
Marilyn Monroe, một nạn nhân của thời đại, một phát minh của Hollywood, một giấc mộng phù phiếm xa vời như cách Fitzgerald đã khắc họa trong The Great Gatsby, là người tình của cả nước Mỹ nhưng không có nổi một hạnh phúc nhỏ nhoi cho riêng mình.
Bài viết dưới đây được viết dựa trên nỗ lực bới móc quá khứ của Marilyn Monroe ở mức tối thiểu, nhằm đưa tới bạn đọc cái nhìn chân thật và khác lạ về nữ minh tinh — khác với cái mác “biểu tượng tình dục”, tuổi thơ mồ côi khốn khó, những lùm xùm tình ái hay vụ tử sát “không đúng lúc” vào năm 36 tuổi.
Thay vào đó, bài viết này sẽ cho bạn thấy một Marilyn Monroe luôn khát khao phát triển bản thân, khát khao chứng minh năng lực của mình và quan trọng nhất, khát khao thoát khỏi cái mác “biểu tượng tình dục” để được nhìn nhận như một nữ minh tinh nghiêm túc và cống hiến với nghề.
Tính dẻo dai của não bộ giảm dần theo tuổi tác, nhưng điều này không thể làm nản lòng những “học sinh lớn tuổi” — vì họ nắm trong tay một vài lợi thế to lớn.
Quiet quitting (bỏ việc trong thầm lặng) là thuật ngữ ám chỉ việc nhân sự thực hiện các yêu cầu tối thiểu của công việc và không đầu tư nhiều thời gian, công sức hoặc nhiệt tình hơn mức cần thiết. Người lao động chỉ làm việc ở mức đủ chứ không hơn, hài lòng với vị trí hiện tại của họ và nhận lương mỗi tháng đều đặn.
Vào đầu năm 2020, chịu tác động lớn của mạng xã hội và đại dịch Covid khiến mọi người phải làm việc từ xa — quiet quitting đã nổi lên như diều gặp gió. Độ phổ biến của nó đã lan rộng từ Hoa Kỳ sang khắp các quốc gia khác, tuy nhiên các nhà quản lý hoài nghi rằng đây có thực sự là một xu hướng mới hay chỉ đơn thuần là cái tên hoa mỹ cho một vấn đề muôn thuở trong các doanh nghiệp.
Được chụp vào năm 1967 bởi nhiếp ảnh gia Rocco Morabito, bức ảnh này được gọi là The Kiss of Life (Nụ hôn của sự sống) — cho thấy cảnh người thợ điện J. D. Thompson đang hô hấp bằng miệng cho Randall G. Champion sau khi anh này bất tỉnh vì bị điện giật.
The Kiss of Life là một khoảnh khắc hiếm có mà người nghệ sĩ thâu tóm được toàn bộ sự việc vào trong khung hình, và là bức ảnh để đời trong sự nghiệp cầm máy của Rocco Morabito.
Bạn có bao giờ thắc mắc tại sao có những người cả đời chỉ làm nhân viên dù trình độ chuyên môn rất tốt, trong khi đó có những người dù chuyên môn không cao bằng nhưng lại được thăng chức lên làm quản lý không?
Bạn có bao giờ để ý các cầu thủ bóng rổ lừng lẫy một thời khi lui về làm huấn luyện viên đa phần đều thất bại?
Có phải là do họ yếu kém hay không? Hay số phận đã định là họ chỉ nên làm một quân tốt trên bàn cờ do tay của kẻ khác điều khiển?
Nguyên tắc Peter sẽ giải thích tất cả những câu hỏi trên. Rất nhanh thôi!
Năm 1913, kỹ sư nông nghiệp người Pháp Max Ringelmann phát hiện ra một điều kỳ lạ về bản chất con người — bằng cách lấy một sợi dây và yêu cầu từng người kéo lên.
Sau đó, ông yêu cầu những người đó cùng kéo dây với một nhóm. Quan sát của ông cho thấy khi mọi người kéo theo nhóm, họ sẽ bỏ ra ít sức lực hơn so với khi kéo một mình.
Phát hiện của Ringelmann đã mở đường cho một thuật ngữ mới bước chân vào từ điển tâm lý học — hiệu ứng Ringelmann, hay còn gọi là sự lười biếng xã hội.
Nhưng không chỉ dừng lại ở trò kéo co, hiệu ứng Ringelmann hiện diện trong mọi phòng ban của các tổ chức — khiến các ông lớn như Google, Facebook cũng ít nhiều lao tâm khổ tứ vì nó.
Và rất có thể nó cũng đang trú ngụ trong phòng ban của bạn nữa đấy!
Ngày 15 tháng 4 năm 1954, đạo diễn Billy Wilder đang quay một cảnh của bộ phim The Seven Year Itch trên Đại lộ Lexington giữa Phố 52 và 53 ở New York.
Trong kịch bản, Monroe và bạn diễn Tom Ewell bước ra khỏi rạp chiếu phim và một làn gió nhẹ (có vẻ là không nhẹ cho lắm) lướt qua làm váy của Monroe tốc lên.
Ngay cả khi bạn chưa xem phim, bạn chắc hẳn đã nhìn qua bức ảnh này đâu đó. Đã gần 70 năm trôi qua, mặc dù Monroe rất thích cảnh quay này, nhưng không phải ai cũng biết chính nó đã trực tiếp dẫn đến việc cuộc ly hôn của bà và cầu thủ bóng chày nổi tiếng Joe DiMaggio.
Ngày 26 tháng 10 năm 1984, Michael Jordan đặt bút ký giao kèo 2,5 triệu đô la với Nike.
Đây là thương vụ hợp tác lớn nhất lịch sử NBA tại thời điểm đó.
Sau khi thỏa thuận thành công, Nike mong rằng đến cuối năm thứ tư sẽ bán được 3 triệu đô la giày Air Jordan. Năm đầu tiên thu về 126 triệu đô la.
Bản hợp đồng này đã thay đổi vận mệnh của cả Nike và Jordan. Suốt những năm sau đó, Jordan càng đánh càng hay, trong khi giày Nike thì càng bán càng chạy.
Nike vượt mặt Converse, rồi tiếp đến là Adidas, để rồi thống trị thị trường giày thể thao như bây giờ.
Đúng, Michael đã đưa Nike từ một tên tuổi kém hấp dẫn trở thành thương hiệu giày thể thao đáng giá nhất thế giới, và Nike cũng biến Jordan thành vận động viên tỷ phú đầu tiên trong lịch sử.
Nhưng bạn có biết không, suýt nữa thì thương vụ đã đổ bể nếu không nhờ có sự can thiệp kịp thời của một người phụ nữ đấy!
Được chụp bởi Robert Wiles vào năm 1947, sau đó được tạp chí Life đăng tải toàn trang và được Time mệnh danh là "Vụ tự tử đẹp nhất mọi thời đại", bức ảnh này đóng băng khoảnh khắc biểu tượng khi Evelyn McHale nhảy xuống từ tầng 86 của Tòa Empire State.
Đây là bức ảnh mang tính biểu tượng Burst of Joy của nhiếp ảnh gia Slava "Sal" Veder được chụp vào năm 1973. Bạn có thể thấy rõ niềm vui tràn ngập trong đó, khi gia đình Robert Stirm đón anh trở về sau 6 năm ở Việt Nam.
Mặc dù bức ảnh khiến người xem mường tượng tới một kết thúc có hậu theo kiểu “hạnh phúc mãi mãi về sau” như truyện cổ tích - khi mà Stirm đã trải qua vô vàn sóng gió, thất vọng, tuyệt vọng rồi đoàn tụ với gia đình, đằng sau đó lại là một câu chuyện dài, trầm buồn và trái ngược hoàn toàn.