Đây có lẽ là câu hỏi phổ biến nhất khi nói về việc học tiếng Anh. Khi bạn viết, cách bạn viết có thể không quan trọng mấy so với điều bạn viết (trường hợp chữ viết tay của các bác sĩ chẳng hạn). Tuy nhiên trong giao tiếp nói chung, tỷ lệ này dường như được chia đều theo tỷ lệ 50-50: cách bạn nói có tầm quan trọng tương đương điều bạn nói.
Với tiếng Anh, ngoài việc bạn nói được những gì mình muốn nói ra thì còn phải nói sao cho chuẩn, nói sao cho toát lên được cá tính bản thân và quan trọng nhất – nói sao cho đối phương hiểu được mình. Đó là chặng cuối của giao tiếp. Và xuyên suốt hành trình tới được chặng cuối đó, cột mốc đầu tiên bạn phải đạt tới là phát âm chuẩn, rõ ràng rành mạch và hơn thế nữa là thể hiện được sự chuyên nghiệp khi nói.
Trong bài viết này, tôi sẽ liệt kê 5 bí kíp là hành trang giúp bạn lên đường chinh phục cột mốc đầu tiên. Được rồi, bắt đầu thôi!
Có một câu nói mà tôi rất thích thế này: Việc gì yêu cầu nỗ lực lớn hơn, thành quả ắt lớn hơn. Nó giống như việc tập thể dục – đi dạo tốt cho sức khoẻ, nhưng không thể bằng chạy bộ được.
Nói tới chạy bộ là nói tới môn thể thao phổ biến và dễ bắt đầu nhất. Tất cả những gì cần chuẩn bị là một đôi giày. Nó không đặt nặng chuyện bạn có tài năng thiên bẩm hay không – bạn không cần phải sở hữu đôi chân ma thuật như chàng Forrest Gump. Chạy bộ cũng không yêu cầu bạn phải chơi ăn ý với đồng đội như bóng rổ, cũng không máu lửa kịch tính như các môn đối kháng. Vậy thứ gì hấp dẫn những người chạy bộ?
Anthony Trollope, một thư ký chính phủ người Anh thời Victoria, đã viết hơn 80 tác phẩm ngắn dài trong suốt sự nghiệp cầm bút “tay trái” của mình. Trollope viết hai tiếng rưỡi mỗi sáng trước khi đi làm với chiếc đồng hồ trước mặt, ép bản thân phải viết được 250 từ mỗi mười lăm phút. Lịch làm việc nghiêm ngặt, không có ngoại lệ. Nhiều tiểu thuyết gia đương đại khác, như John Creasey chẳng hạn, có thể vượt qua con số của Trollope một cách dễ dàng (Creasey từng viết 500 cuốn tiểu thuyết dưới mười bút danh khác nhau).
Nhưng đó chưa phải điều thú vị nhất. Người ta kể lại rằng, khi thói quen làm việc “như cái máy” của Anthony Trollope bị phơi bày, họ đã hỏi ông sự kỷ luật điên rồ và năng suất khó tin đó đến từ đâu?
The Last Dance – bộ phim tài liệu về Michael Jordan được Netflix công chiếu hồi 2020 – đã truyền cảm hứng cho hàng loạt người nổi tiếng đặt hàng các bộ phim tiểu sử của riêng họ. Trong một bài viết trên tờ The New York Times mới đây, tác giả Calum Marsh tiết lộ nhiều góc khuất và đặt ra nhiều nghi vấn cho hiện trạng này: Liệu người xem có đang bị dắt mũi bởi chiêu trò PR hình ảnh bản thân theo hình thức nghệ thuật này?
Nếu bạn hỏi tuổi trẻ của Steve Jobs đáng giá bao nhiêu, tôi khá chắc ông sẽ trả lời là vô giá. Thất học, thất nghiệp, sống du thủ du thực, ăn cơm từ thiện qua bữa, ngủ trên sàn nhà, bạn có muốn tôi liệt kê hết thời thanh niên oanh liệt của nhà sáng lập Apple không?
Nhưng cũng chính ở câu chuyện về Jobs trẻ tuổi đó, mỗi độc giả đều sẽ lĩnh hội những bài học riêng: người trẻ đọc về ông sẽ tìm thấy niềm an ủi, tiếp sức; người trung niên tìm thấy niềm cảm hứng, lòng can đảm và cuối cùng, người già tìm thấy sự mãn nguyện cùng cảm giác bồi hồi khi nhớ về một thời son vàng đã qua.
Tua ngược thời gian về một thế kỷ trước. Không, thêm tám năm nữa đi. Được rồi, năm 1905, Einstein đã xuất bản một loạt các bài báo công bố các nghiên cứu của mình – những ấn phẩm thực sự đã góp phần vào công cuộc đổi mới ngành vật lý – do vậy, nhiều người gọi đó là “năm kỳ tích” của Einstein.
Nhưng với tác giả Ethan Siegel, trong một bài viết trên Big Think, cho rằng “những tiến bộ đáng kể đó khó có thể nảy ra từ chân không, hoặc Einstein theo một cách nào đó không thể nào là người ngoài cuộc trong lĩnh vực vật lý.”
Nói đơn giản, Ethan tin rằng: Einstein không phải dạng “thiên tài đơn độc”, thu mình trong phòng rồi tự thân phát triển nên Thuyết tương đối, và ý tưởng về lý thuyết đó cũng không rơi từ trên trời xuống đầu ông như quả táo của Newton. Trái lại, “cha đẻ của vật lý hiện đại” là một thiên tài biết đứng trên vai những người khổng lồ, đồng thời cộng tác với nhiều bộ óc kiệt xuất khác cùng thời, tạo nên một cộng đồng tài năng bổ trợ lẫn nhau.
Thiếu vắng họ, các ý tưởng của ông dù tuyệt vời tới mấy, có thể sẽ không đi tới đâu cả.
Là một trong số hiếm hoi những tỷ phú tự thân vào thời của mình, người ta kể lại rằng vào lúc qua đời năm 1956, Thomas John Watson, Sr. – cha đẻ của IBM, được nhiều người kính cẩn xưng làm “người bán hàng vĩ đại nhất thế giới”.
Năm 1924, công ty Computing Tabulating Recording (CTR) được đổi tên thành International Business Machines, hay IBM như chúng ta biết tới ngày nay. Dưới sự lèo lái của thuyền trưởng Watson, IBM đã đạt được những kỷ lục ngoạn mục. Khẩu hiệu của công ty – “Think” (Tư duy) do ông nghĩ ra đến nay được coi là một trong những khẩu hiệu độc đáo và có ảnh hưởng nhất lịch sử công nghệ.
Và câu khẩu hiệu ấy được thể hiện rõ nét nhất trong cuộc khủng hoảng năm 1929, khi thị trường chứng khoán sụp đổ.
Năm 1932, anh thợ mộc Ole Kirk Christiansen, con trai thứ mười trong một gia đình nghèo khổ ở Jutland, phía Tây Đan Mạch, bắt đầu làm đồ chơi bằng gỗ để kiếm sống sau khi bị mất việc do Đại khủng hoảng. Chẳng bao lâu sau thì vợ anh qua đời, để anh một mình gồng gánh khoản nợ cùng bốn cậu con nhỏ.
Nhân lúc rảnh rỗi, anh chế tác ra một con vịt gỗ cho con chơi để mình có thì giờ làm việc. Nhận thấy các con quá đỗi yêu thích chú vịt kia, anh đem nó vào sản xuất mà không biết rằng, đó chính là viên gạch đầu tiên kiến dựng nên đế chế đồ chơi khổng lồ được nhắc tên trên tiêu đề kia.
Một số người chắc chắn có nhiều “giờ rảnh rang” hơn những người khác, nhưng hầu hết chúng ta đều có ít nhất một vài giờ “không biết làm gì”. Và theo Quy tắc 5 giờ, cách chúng ta chi tiêu những giờ đó có thể định hình sự khác biệt giữa người thành công và kẻ tầm thường.
Mỗi người chúng ta đều có ít nhất một người bạn với cái dạ dày không đáy, mỗi lần đi ăn buffet là chủ quán chỉ có lỗ chứ chẳng thấy lời. Tuy nhiên, phần lớn chúng ta đều chỉ ăn ở mức vừa đủ, vì nếu bạn cố ăn cho đẫy, bạn sẽ va phải thứ mà các nhà kinh tế học gọi là Quy luật lợi ích cận biên giảm dần.
Những miếng thịt đầu tiên ngon tuyệt cú mèo, nhưng đến miếng thứ hai mươi, cảm giác thỏa mãn sẽ được thay bằng chướng bụng, ngán ngẩm. Một ông chủ quán buffet sẽ không giờ thiệt nhờ vào quy luật đó, rằng mỗi chúng ta đều biết bất cứ thứ gì dư thừa quá sẽ đem lại khổ đau – ngay cả những điều tốt đẹp nhất trong cuộc sống.
Và đó cũng chính là nền tảng của triết lý Lagom từ Thuỵ Điển – chủ đề của bài viết hôm nay. Nó có thể thay đổi cách bạn nhìn nhận cuộc sống của mình một cách tích cực hơn, tất nhiên là với một cái giá nho nhỏ – mà đọc dưới đây sẽ rõ.