Cuộc sống là 10% những gì xảy đến với bạn là 90% cách bạn phản ứng với nó, chắc hẳn mỗi độc giả ở đây đều từng nghe qua câu nói này. Mọi người hạnh phúc đều giống nhau, nhưng mỗi người đều khổ theo một kiểu riêng. Trong khi Arthur Schopenhauer khuyến nghị con người kiềm chế ham muốn và thoái lui khỏi cuộc sống thì người tự nhận là học trò của ông, Friedrich Nietzsche cho rằng cứ coi cuộc sống như một vở hài kịch và chấp nhận những bi kịch trong đó.
Phản ứng tốt và dễ dàng nhất, theo lời chủ nhân bài viết gốc, Joshua Foa Dienstag, có thể là một nụ cười thật tự tin. Trong bài dịch dưới đây, tác giả sẽ tường thuật lại từ đầu tới cuối cuộc tranh luận ly kỳ và đáng đọc giữa hai bộ não kiệt xuất mà giới triết học từng chứng kiến về một vấn đề muôn thuở nhưng vẫn chưa được giải đáp thấu đáo: Nếu cuộc đời đầy rẫy đau khổ tới vậy, điều gì khiến cuộc đời này đáng sống?
Khi H. G. Wells lần đầu xuất bản Người vô hình (The Invisible Man) vào năm 1987, chỉ riêng tựa đề đã đảm bảo cho thành công của nó. Sức hấp dẫn của cuốn sách tới từ một trong những ước mơ muôn thuở của con người – khả năng tàng hình – đồng nghĩa có thể thoát khỏi ánh mắt của người khác theo đúng nghĩa đen, được giải phóng khỏi những áp lực xã hội và có quyền tự do bước vào bất cứ không gian mở nào mà không gặp trở ngại.
Một người vô hình có thể nghe lén những điều thầm kín bạn chia sẻ với đứa bạn thân, có thể lặng lẽ theo dõi hành vi kỳ quặc của bạn lúc một mình và thản nhiên làm bất cứ gì hắn muốn trước hàng trăm chiếc camera. Theo nhiều cách, kẻ vô hình hiển nhiên tự do hơn rất nhiều.
Nhưng sự tự do đó cũng đi kèm một cái giá đắt đỏ mà nhân vật Griffin đã phải chịu, qua đó Wells để lại cho độc giả nhiều suy ngẫm về bài học đằng sau phép ẩn dụ bậc thầy này.
Có rất nhiều lợi ích để ta đọc sách nhiều hơn, nhưng có lẽ đây là thứ mà tôi tâm đắc nhất: Một cuốn sách hay là một cách mới để thẩm thấu những trải nghiệm trong quá khứ của bạn.
Như Patrick O’Shaughnessy từng nói, “Việc đọc thay đổi quá khứ.” Mỗi khi bạn học được một mô thức hay ý tưởng mới, nó giống như “phần mềm” trong não bạn được cập nhật. Tự nhiên, bạn có thể khởi chạy toàn bộ dữ liệu cũ trong một chương trình mới. Bạn nghiệm ra những bài học mới từ những khoảnh khắc cũ.
Lẽ đương nhiên, điều đó chỉ đúng khi bạn tiếp thu và nhớ được những ý tưởng cốt lõi từ những cuốn sách đã đọc. Kiến thức sẽ chỉ cộng dồn khi nó được lưu giữ. Nói cách khác, điều quan trọng không đơn giản là bạn đọc nhiều sách, mà là thu về nhiều hơn từ mỗi cuốn sách.
Tất nhiên bồi bổ kiến thức không phải lý do duy nhất để đọc sách. Đọc sách để giải trí hay thư giãn đều là một cách chi tiêu thời gian tuyệt vời, nhưng bài viết này sẽ nói về đọc để học. Với ý tưởng đó, tôi muốn chia sẻ một vài chiến lược đọc sách hiệu quả nhất mà tôi từng thử nghiệm qua.
Năm 1998, khi Madonna còn hẹn hò với Scottie Pippen, đồng đội của Michael Jordan, Vua Bóng Rổ đã bước tới nàng và bông đùa rằng: “Này, bỏ gã ta đi, tôi có thể ‘chiều’ cô tốt hơn nhiều.”
“Mike à, anh phải chấp nhận rằng anh không thể thắng mọi thứ được,” Madonna trả lời.
Michael Jordan, kẻ hiếu thắng nhất trong những kẻ hiếu thắng, không ngờ lại ăn phải một vố đau tới vậy. Nhưng biết làm gì ngoài chấp nhận đây, vì Madonna vẫn quấn quýt bên Scottie không rời, dẫu cho Michael áp đảo người đồng đội về cả kỹ năng, danh tiếng và tài sản.
Bài học rút ra từ câu chuyện trên có thể tóm tắt vỏn vẹn trong câu nói của Madonna: bạn không thể có mọi thứ được. Nhưng chẳng ai muốn thừa nhận điều đó cả.
Với Lý thuyết Bốn lò lửa dưới đây, tôi không chỉ khiến họ phải chấp nhận sự thật ấy, mà hơn thế nữa, giúp họ giải quyết được bài toán hóc búa muôn thuở mang tên cân bằng cuộc sống. Hướng dẫn giải bài được ghi như dưới đây.
Trong cuốn tiểu thuyết Khi lỗi thuộc về những vì sao, sau khi Augustus được Hazel tặng một cuốn sách rất hay nhưng cái kết lại chưng hửng, hai người đã quyết định tìm tới gặp trực tiếp tác giả để hỏi cho ra nhẽ.
Họ đến nhà ông ta trên đỉnh cao của hân hoan để rồi rơi bịch xuống đất vì một cú ngã thất vọng đau điếng: kẻ cầm bút viết nên câu chuyện với lời văn hoa mỹ kia, hoá ra lại là một lão già trung niên béo mập, nghiện rượu, hết sức thô lỗ cục cằn. Ông ta tỏ ra khó chịu trước chuyến viếng thăm không báo trước và thậm chí còn lăng mạ bệnh ung thư của Hazel.
Quá tuyệt vọng, cặp đôi thất thểu bỏ về.
Bạn có để ý trường hợp này rất quen thuộc với giới nhà văn không? Nghiện rượu, cáu kỉnh, chửi bới cùng bộ dạng lếch thếch – phải nói là John Green đã phác hoạ đúng bộ dạng một nhà văn trong thực tế, đầy thói hư tật xấu và xem chừng không đáng ngưỡng mộ cho lắm so với những gì họ viết trên trang giấy. Nhưng bạn có nghĩ rằng họ không thể làm khác đi, rằng họ cũng chỉ là nạn nhân của tài năng của chính họ?
Câu chuyện dưới đây sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi trên, một cách dễ dàng hơn.
Việc khen ngợi, chê bai một tác phẩm là chuyện bình thường, nhưng tuyệt đối không được cổ suý thói trịch thượng, a dua, quy chụp và bôi nhọ. Tuy nhiên, thực tế hiếm khi được như kỳ vọng: lời nhận xét góp ý thì ít mà lời phán xét vùi dập thì nhiều.
Có phải là một thiếu sót khi ta ngưỡng mộ các tác phẩm nghệ thuật mà không tìm hiểu về người nghệ sĩ đứng sau chúng? Bạn có biết là Victor Hugo, đại văn hào nước Pháp đã viết nên thiên hùng ca Nhà thờ Đức Bà Paris và Những người khốn khổ – có thói quen cởi truồng và viết trong trạng thái đứng mỗi khi bí ý tưởng hay không?
Benjamin Franklin, một trong bốn vị cha già lập quốc của Hoa Kỳ, mỗi sáng đều khoả thân ngồi trước hiên nhà, bất kể thời tiết nóng hay lạnh, một liệu pháp mà ông gọi là “tắm không khí”; Immanuel Kant mỗi ngày đều rời nhà đi bộ vào đúng 3 rưỡi chiều; hay nữ hoàng truyện trinh thám Agatha Christie không có nổi một chiếc bàn làm việc vì bà có thể làm việc ở bất cứ đâu.
Mỗi người đều có những nghi thức riêng, nhưng không phải là không có những khuôn mẫu chung dễ nhận biết, như dưới đây. Cùng khám phá xem bạn có thể bắt chước được gì từ những thiên tài nhé.
Xuất thân quyền quý, duy trì được đời sống thượng lưu trong suốt cuộc đời, Leo Tolstoy chắc chắn là một tấm gương "vượt sướng" điển hình trong thế giới văn học. Trong bài viết hôm nay, hãy cùng khám phá 5 bài học lớn từ cuộc đời vĩ đại của một đại văn hào nước Nga, một thiên tài văn chương mà nhân loại từng sản sinh ra nhé.
Năm 1971, Chiến tranh Việt Nam vẫn đang căng thẳng, nước Mỹ phát hiện một sự thật đầy lo ngại: hơn 15% quân nhân Mỹ ở Việt Nam nghiện heroin. Bạn hẳn thấy con số trên khá bình thường, cho tới khi biết 15% binh lính Mỹ tại Việt Nam năm đó là gần 24.000. Trước tình hình trên, Chính phủ Mỹ lập tức xây dựng chương trình cai nghiện cho những người này.
Trong 10 tháng đầu sau khi trở về Hoa Kỳ, kết quả mà đội ngũ nghiên cứu đưa về là tỷ lệ tái nghiện vỏn vẹn ở mức 5%. Bằng cách nào đó, nhiều quân nhân thậm chí còn cai nghiện thành công mà không cần tới sự giúp đỡ chính thức nào. Báo cáo nghiên cứu này đã khiến nhiều người đặt nghi vấn về tính xác thực của nó, tuy vậy sau hơn 50 năm, cùng với sự giúp đỡ từ các nhà tâm lý học, sự thật về kỳ tích ngoạn mục này mới được đưa ra ánh sáng.
Điều thú vị hơn là, cách mà các binh lính đã cai nghiện thành công, cũng là cách bạn có thể học tập và áp dụng để loại bỏ những thói quen xấu của mình.
Khi phóng bút, một người viết luôn cố gắng đứng trên quan điểm trung lập, là người ngoài cuộc nhìn vào trận mạc để bình phẩm. Nếu thế giới có hàng triệu người căm ghét self-help, tôi không phải một trong số đó. Nhưng tôi cũng hề hâm mộ chúng mấy, dù thường thì tôi cũng hay đọc.
Trong bài viết này, mang theo tinh thần đó, tôi sẽ giải thích cho bạn tại sao thể loại sách self-help, vốn từng được coi là “văn học thông thái”, giờ đây lại biến tướng và bị nhiều độc giả rẻ rúng, khinh mạt. Để bắt đầu, trước hết hãy cùng lần về những năm tháng trước công nguyên, thời điểm self-help ra đời.
Ờ thì.. có vẻ người thành công nào cũng có thói quen đọc sách thì phải. Ít nhất theo những gì chúng ta biết là thế. Nhưng việc họ khuyên người khác nên đọc sách theo họ, thật sự là một việc làm vô bổ. Dưới đây là lý do của tôi.