Nếu bạn hỏi Mario Puzo rằng lý do gì khiến ông đặt bút viết nên tuyệt tác Bố già (The Godfather), sẽ không có câu chuyện nào ly kỳ như là ông bị thúc đẩy bởi niềm cảm hứng dâng trào trong lồng ngực, buộc nhà văn phải cầm bút lên và viết đến phỏng cả tay. Không có câu chuyện nào như thế đâu. Puzo viết đơn giản là vì... quá nghèo. Ông cần tiền để trả nợ, ông đã viết với nỗi sợ cả gia đình bị đuổi ra ngoài đường bất cứ lúc nào.
Và nếu bạn có cơ hội hỏi đạo diễn huyền thoại Francis Ford Coppola vào những năm 70 rằng ông làm phim Bố già (The Godfather) vì cái gì, bạn cũng sẽ nhận được câu trả lời tương tự. Coppola cũng nghèo. Ông ngoài 30 tuổi, vẫn vô danh tại Hollywood và gia đình chuẩn bị chào đón thành viên thứ năm. Coppola rất cần tiền.
Vậy là hai người đàn ông nghèo khó đó, mỗi người một câu chuyện, đã cắn răng chịu đựng việc làm ra các tác phẩm mà mình không mong muốn vì nỗi lo cơm áo gạo tiền. Ấy thế mà tiểu thuyết Bố già (The Godfather) ra đời và phần phim chuyển thể ăn theo nó đến nay lại được xếp vào hàng kinh điển, là một trong những kiệt tác bất tử với thời gian mà thế giới văn học và điện ảnh từng được chứng kiến.
Theo Henry Ford trong cuốn tiểu sử Cuộc đời và Sự nghiệp của tôi, trên đời có hai loại lãng phí mà mọi người đều mắc phải: một là tiêu xài hoang phí tiền của, hai là quá chậm chạp và để cho đồng tiền của mình nằm chết một chỗ. Đa phần chúng ta chỉ đánh đồng việc lãng phí với vế thứ nhất. Và như vậy, “những người tiết kiệm quá sẽ có nguy cơ bị xếp chung với những kẻ chậm chạp”, Ford viết.
Nhiều người lầm tưởng các thiên tài sáng tạo như Charles Dickens và Charles Darwin phải làm việc tới quên ăn quên ngủ mới trở nên vĩ đại tới vậy. Sự thật hoàn toàn ngược lại: họ có thể bị coi là “lười biếng” nếu xét theo tiêu chuẩn thời nay. Cả Dickens lẫn Darwin đều là người ủng hộ trung thành của phong cách "ngày làm việc 4 giờ" trước cả khi thuật ngữ này ra đời. Nhưng bằng cách nào đó, họ vẫn đạt được những thành công vang dội. Bí quyết có phải chỉ nằm ở tài năng hay không?
Vào năm 2003, ngay sau khi phát hành album thứ tư, In The Zone – và ngay sau cuộc chia tay đình đám với Justin Timberlake – Britney Spears đã có cuộc phỏng vấn “ác mộng” với nhà báo Diane Sawyer tới mức phải bật khóc và yêu cầu ngừng quay ngay lập tức. Tuy nhiên một ngày sau đó, đoạn phỏng vấn vẫn được đăng tải đầy đủ trên đài ABC cho hàng ngàn con mắt chiêm ngưỡng.
Đã 30 năm kể từ khi công chiếu, Schindler’s List vẫn khẳng định được sức thuyết phục của mình như những thước phim tài liệu quý giá về một giai đoạn tăm tối trong lịch sử loài người, đi cùng đó là ánh sáng của sự cứu rỗi và giá trị nhân văn cao cả.
Một buổi sáng bình minh tháng 8 năm 1993, Roy Larson Raymond, một doanh nhân tài ba, người sáng lập chuỗi cửa hàng nội y Victoria’s Secret đã lái xe tới cầu Cổng Vàng. Ông dừng chiếc Toyota 1993 của mình ở giữa cầu, trèo qua lan can, ngắm nghía một lần cuối thành phố San Francisco – nơi ông đã đạt được rất nhiều thành công – rồi gieo mình xuống từ độ cao 227 mét. Năm đó Roy 46 tuổi.
Sinh ra trong một gia đình có cha làm người bán thịt, từng nuôi khát vọng trở thành một linh mục, không ai nghĩ Vince Lombardi sẽ trở thành một trong những huấn luyện viên thể thao vĩ đại nhất mà thế giới từng chứng kiến.
Làm thế nào để dẫn dắt và lãnh đạo một tập thể thành công ở tầm thế giới trong suốt một thời gian dài? Sir Alex Ferguson nằm trong số hiếm hoi những người làm được điều đó.
Nổi tiếng là người có tính cách nóng như lửa, Alex Ferguson lãnh đạo những tài năng tại Manchester United bằng tinh thần kỷ luật thép, phong cách huấn luyện cứng rắn không khoan nhượng, kể cả với những siêu sao hàng đầu như Cristiano Ronaldo, David Beckham, Eric Cantona — những người xem ông như thủ lĩnh tinh thần.
Trong cuốn sách Dẫn dắt: Lãnh đạo chứ không quản lý của mình, Sir Alex viết: “Phần lớn công việc lãnh đạo là khai thác được thêm 5% năng lực mà các cá nhân không biết là họ có.” Ông giãi bày những hồi tưởng của mình về quãng thời gian gắn bó với United và chia sẻ thật tâm về những bí quyết mà nhà lãnh đạo có thể sử dụng để truyền cảm hứng tới đội ngũ của mình.
Năm 1963, Toole, 26 tuổi, vừa viết xong chương cuối bản thảo cuốn sách thứ 2 trong sự nghiệp của mình — tiểu thuyết A Confederacy of Dunces. Ông không biết đó là cuốn tiểu thuyết cuối cùng trong sự nghiệp của mình, và nó mãi mãi không tới tay bạn đọc mãi cho tới gần 20 năm sau ngày ông tự sát.
Robert Gottlieb là một biên tập viên nổi tiếng, xuất sắc, thành công và tận tâm. Ông là một trong số những người đã dành 3 năm trời “ươm mầm” cho tiểu thuyết giả tưởng kinh điển Bẫy 22 (Catch-22) được xuất bản. Nhưng tiếc thay, lịch sử lại không nhớ tới ông theo cách như vậy — vì sự nghiệp ông dính một vết nhơ, một sai lầm đã dẫn tới cái chết đầy tiếc nuối của một nhà văn trẻ tài năng tên là John Kennedy Toole.
Câu chuyện về 2 người đàn ông cùng làm bạn với con chữ này, âm dương cách biệt, cùng sự can thiệp của một người phụ nữ vĩ đại và một người đàn ông vĩ đại không kém — đã tạo nên một thiên truyện là tổng hòa của mọi yếu tố hấp dẫn từ văn chương, tài năng, tình yêu, lòng kiên trì và sự đền đáp.
Tôi luôn ấn tượng với Nike. Tôi xỏ Nike Cortez để chạy bộ, Nike Air Force 1 để đi học và giày bóng rổ thì có cả tá đôi với biểu tượng swoosh dựng trên kệ. Tôi không dám nhận mình là một dân chơi Nike thứ thiệt – nhưng Nike luôn thu hút tôi bằng một thứ ma lực kỳ lạ.
Tôi đã biết về nhà sáng lập Nike, Phil Knight từ lâu. Ông khá kín tiếng nhưng thường xuyên xuất hiện tại NBA, giải đấu bóng rổ mà tôi theo dõi. Tình cờ gần đây, tôi đọc được cuốn Gã nghiện giày, tự truyện của Phil Knight kể về hành trình 18 năm gây dựng Nike từ con số 0.
Hiếm khi nào tôi đọc được một cuốn tự truyện chân thực và sâu sắc tới vậy. Người đàn ông đã thâu tóm một sự nghiệp huy hoàng chỉ trong một cuốn sách chưa tới 500 trang. Trong bài viết này, tôi tổng hợp lại 8 chi tiết thú vị trong cuốn sách, thêm vào đó là 2 mẩu chuyện thú vị mà tôi từng đọc được về Nike.
Vậy là chúng ta sẽ có 10 câu chuyện nho nhỏ về thương hiệu “có thể được nhận diện tại bất cứ đâu” này.