“Rome wasn’t built in a day” là một câu thành ngữ vô cùng phổ biến trong tiếng Anh. Ý nghĩa của nó chỉ đơn giản là: bạn không thể trông chờ một việc gì đó quan trọng được hoàn thành trong thời gian ngắn được.
Tuy nhiên, thực chất đây mới chỉ là vế đầu trong câu nói của một nhà viết kịch thời Elizabeth tên John Heywood. Câu nói hoàn chỉnh gồm 2 vế, và vế sau như phần lớn trường hợp — quan trọng hơn vế đầu.
Trong bài viết hôm nay, tôi sẽ chỉ cho bạn thông điệp của Heywood đã bị méo mó nhường nào, và các tác hại khôn lường của việc chẻ đôi câu nói, lấy phần đầu bỏ phần đuôi rồi đem rao giảng như một lời khuyên răn đầy triết lý.
“Tôi nên làm gì để cải thiện kỹ năng đọc hiểu tiếng Anh?”. Chà, đọc nhiều lên. Đó chắc chắn là câu trả lời mà hầu hết người được hỏi sẽ đáp lại bạn. Thật khó để gọi đó là một lời khuyên vì làm vậy chẳng khác nào chỉ ra vấn đề nhưng không đính kèm giải pháp, và xét trên bình diện đó, người trả lời bạn có lẽ chỉ đang cổ vũ việc đọc chứ chẳng mấy đoái hoài xem bạn sẽ đọc ở đâu, đọc cái gì và đọc ra sao cho hiệu quả.
Có thể bạn đã biết (hoặc chưa biết cũng nên), đọc là kỹ năng dễ cải thiện nhất trong cả 4 kỹ năng tiếng Anh, và đúng là bạn cần đọc nhiều, rất nhiều là đằng khác để thực sự tiến bộ. Bài viết hôm nay, giống như tiêu đề đã nêu, sẽ cung cấp cho bạn vài “địa điểm” để làm điều đó.
Từng muốn trở thành một mục sư, rồi lại ôm mộng làm kiến trúc sư nhưng nghèo tới độ không đủ tiền mua sách — cuối cùng Tom lại làm nên kỳ tích khi tự mình lèo lái Domino’s trở thành thương hiệu pizza nổi tiếng nhất thế giới.
Trong bài viết này, tôi đi sâu vào giải thích 5 câu hỏi chính sau: Tại sao đọc là cách học tốt nhất? Tại sao đọc nhiều chưa hẳn đã tốt? Tại sao chúng ta không thu được lợi ích tối đa từ việc đọc? Tại sao ta đọc nhiều nhưng không học được gì? Và cuối cùng, tại sao ta phải đọc đi đọc lại những cuốn sách hay?
Ít ai biết rằng Holly Golightly, vai diễn kinh điển của Audrey Hepburn trong Breakfast at Tiffany’s đã khẳng định tên tuổi bà như một nữ minh tinh đứng đầu Hollywood, ban đầu lại vốn được nhắm dành cho Marilyn Monroe.
Rất may là Marilyn, dù khá hứng thú với nhân vật này nhưng sau cùng vẫn quyết định từ chối — nhờ vậy chúng ta mới có cơ hội chứng kiến một trong những tượng đài thời trang và nhan sắc trên màn ảnh dưới màn trình diễn trên cả tuyệt vời của Audrey Hepburn.
So với các tượng đài Hollywood khác như Katharine Hepburn hay Bette Davis, số phim mà Audrey Hepburn tham gia có thể nói là ít ỏi, nhưng tên tuổi bà vẫn được vinh danh như một trong những huyền thoại vĩ đại nhất lịch sử điện ảnh, một tượng đài nhan sắc và thời trang mà tất cả phụ nữ đều lấy đó làm hình mẫu theo đuổi.
Nữ minh tinh đã sống một cuộc đời không quá dài, đầy sóng gió nhưng thực sự đáng nhớ, và vượt ra khỏi sàn diễn, vượt ra khỏi địa hạt thời trang, Audrey Hepburn còn là tấm gương sáng cho chủ nghĩa nữ quyền và một con người hết mình vì sứ mệnh nhân đạo, xứng đáng để chúng ta học tập theo!
Kobe từng chơi bóng với một mắt cá chân bong gân, một vai bị rách dây chằng, một chiếc răng bị gãy, một vết rách ở môi và một đầu gối sưng to tướng. Kỷ luật nghiêm ngặt đã tàn phá cơ thể Kobe Bryant không ít, nhưng cũng khiến tầm vóc ông trở nên thật vĩ đại.
Kobe từng nói rằng ông sẽ luôn chơi bóng như thể đó là lần cuối cùng, sẽ cắn răng chịu đựng đau đớn để phô diễn những kỹ năng thượng hạng vì ông biết mỗi trận đấu sẽ luôn là mới lạ với những người trên khán đài kia, những người chưa từng xem ông đấu bao giờ và có khi phải tích cóp hàng tuần trời để được đi xem ông chơi bóng.
Kobe Bryant là thần tượng bạn thân của tôi, và rồi tôi nhận ra không có người bạn nào ở đây cả.
Với dung lượng tiểu thuyết gốc dài tới hơn 1.000 trang, quả là một thử thách khó nhằn đối với đoàn làm phim khi quyết định đưa Cuốn theo chiều gió (Gone with the Wind) lên màn ảnh rộng. Thế nhưng xuyên suốt gần 4 tiếng thưởng thức (phải gọi là thưởng thức), bộ phim khiến tôi không nỡ lòng tua bất kỳ một phân đoạn nào.
Agnes de Mille vừa mới đạt được thành tựu quan trọng nhất trong sự nghiệp của bà, nhưng giờ đây thứ duy nhất bà cảm nhận được là sự trống rỗng. Dòng suy nghĩ trong bà rối bời vô cùng vì… bà không hài lòng với chính tác phẩm của mình.
Mặc dù nó được giới phê bình lẫn khán giả ca tụng rần rần, bà vẫn tin rằng nó chẳng tuyệt tới mức thế. Bà có nhiều tác phẩm còn hay ho hơn nhiều, vậy mà lại thành bom xịt.
Bất cứ nhà sáng tạo nào chắc chắn cũng từng rơi vào tình cảnh trớ trêu như de Mille: tác phẩm mình tâm đắc thì lại bị ngó lơ còn tác phẩm mình nghĩ rất bình thường thôi bỗng lại được yêu thích.
Vậy de Mille đã giải quyết ra sao? Và chúng ta có thể học được gì từ câu chuyện của bà? Câu trả lời ngay dưới đây.