“Thế bạn có gì?”. “Cái này cũng bình thường mà…”. “Mời bạn kiến tạo…”. Đó là những đoạn đối thoại quen thuộc nhất đang bao trùm toàn bộ Phở Bò (Facebook). Chỉ trong vài ngày ngắn ngủi, số lượng thành viên của Group “Flex đến hơi thở cuối cùng” đã lên tới gần 1,3 triệu người. Theo thống kê của một bài đăng “Flex Group tăng thành viên nhanh nhất”: ngày 10/7, số lượng thành viên là 200.000 người. Sau vài lượt share và một số bài Flex của người nổi tiếng, trung bình mỗi phút tăng 200-300 thành viên. Sau 4 ngày, số thành viên đạt xấp xỉ 900.000 người và đến hôm nay đã vượt hẳn mốc 1 triệu. Có thể thấy đây là một thành tựu đáng kinh ngạc và cũng đáng tự hào của những người quản trị Group này. Vậy, điều gì đã dẫn tới sự gia tăng chóng mặt như thế. Liệu nó chỉ là một Trend bắt theo Từ điển bình luận của Trông Anh Ngược, hay còn có một chất xúc tác nào khác? Hãy cùng WeStudy khai phá nguyên nhân của sự bứt phá số lượng thành viên này nhé!!
“Đối với những cuốn sách hay, vấn đề không phải là xem bạn đọc được bao nhiêu cuốn, mà là xem có bao nhiêu cuốn ngấm vào bạn.” Tác giả của câu nói trên, triết gia Mortimer Adler, đã chấp bút một cuốn sách kinh điển về nghệ thuật đọc sách, trong đó chứa đựng những lời khuyên vô giá, hoặc đúng hơn là nghiên cứu và đúc rút của ông về việc đọc.
Như cuốn sách chỉ rõ, việc đọc có thể được chia làm 4 cấp độ. Các cấp độ là câu trả lời cho việc tại sao có người đọc nhiều nhưng chẳng thấm vào đâu, trong khi có người đọc rất ít nhưng sáng suốt hơn thấy rõ.
Và nếu bạn sẵn sàng rồi thì… cùng chấm dứt chuỗi ngày đọc sách như một tên nghiệp dư thôi!
Trước đây, để có được một tập sách, người ta phải nâng niu từng thếp giấy, mài từng nghiên mực, cân nhắc cẩn thận. Để có được tài liệu lưu trữ, người ta phải khắc từng chữ trên văn bia. Công nghệ in phát triển, nhu cầu sử dụng sách gia tăng, tinh thần sáng tác được thôi thúc trong môi trường tự do, gần như ai cũng có thể trở thành tác giả. Sách của chúng ta, không phải chỉ có các nhà văn, học giả đặt bút. Ngày nay, một cầu thủ cũng có thể tự bán sách về cuộc đời mình, chỉ cần được công ty sách tiếp nhận và nhà xuất bản đồng thuận. Sách không chỉ thực hiện nhiệm vụ văn hóa nghệ thuật nữa, mà được coi như một phương tiện đánh bóng tên tuổi. Có cầu tất có cung, khi người ta cần một điểm nương tựa, một niềm tin, người ta tìm đến những con chữ, hay đúng hơn là người viết ra con chữ đó. Và thế rồi cuộc “khủng hoảng” nổ ra, sách self-help Việt Nam như cơn bão đổ bộ, gây ra cái chết lâm sàng cho những sáng tác văn học. Cùng WeStudy tìm hiểu nhé.
Để bắt đầu bài viết này, chúng tôi xin được chọn câu tuyên ngôn của nhiếp ảnh gia Helmut Newton - một người đã cống hiến hết mình cho nhiếp ảnh thời trang để làm câu tuyên ngôn: Nghề nghiệp chụp ảnh chân dung của tôi là quyến rũ, giải trí và tiêu khiển. Cái quyến rũ vì khai thác được nét đẹp của chủ thể, cái giải trí vì thỏa mãn được nhu cầu thư giãn cùng nghệ thuật của thị giả. Còn tiêu khiển, tức là nhiếp ảnh cũng không nằm ngoài cái vòng “chơi đùa” của con người với cuộc đời. Sách có chuyện hài hước, phim có tình tiết vui tai, và rồi nhiếp ảnh, nó cũng sẽ có một niềm vui nhất định để thỏa lòng ai chọn nó. Bản thân nhiếp ảnh đã là một ống kính “lộng lẫy”. Sự “lộng lẫy” không phải phi thực tế, mà nó “lộng lẫy” vì nó ở trong chính cuộc đời. Lộng lẫy vì được phục vụ cuộc đời, phục vụ con người. Đó mới chính là cái đẹp của nhiếp ảnh. Đề cập đến một số “thể loại” ống kính khai phá cuộc đời, WeStudy sẽ giúp bạn tìm thấy “ống kính” phù hợp với bản thân.
Đối với những nhà biên kịch, điều vui nhất là có thể giữ được ý tưởng kịch bản, là ý tưởng ấy được triển khai quay, là khi quay xong ra phim được khán giả đón nhận. Kịch bản giống như một sản phẩm nội dung đặc thù, yêu cầu ở người viết năng lực sáng tạo, khả năng tư duy, tổ chức ý tưởng, sắp xếp tuyến tính nhân vật,... Viết kịch bản không phải là phóng bút là ra chữ như tản văn, ghi lại cảm xúc thường ngày. Không phải là những content trên Facebook, Instagram mang màu sắc quảng cáo. Người viết kịch bản phải là một nghệ sĩ múa thạo nghề, vừa mềm mại linh hoạt, vừa vững vàng thăng bằng. Linh hoạt để ứng đối với những tình huống chỉnh sửa gấp, thăng bằng để không lung lay trước những ý kiến, giữ được chính kiến của mình. Để nâng bút múa ra được kịch bản, bận nên ghi lại những lưu ý dưới đây.
Kịch bản không phải một loại hình mới. Những chương trình thời sự, phóng sự luôn có kịch bản. Những video quảng cáo luôn có kịch bản. Những buổi giao lưu, thảo luận luôn có kịch bản. Kịch bản - một thành tố quan trọng - có ý nghĩa như cốt truyện, như cái khung cho một sản phẩm truyền thông. Riêng về điện ảnh, kịch bản có một yêu cầu rất cao, giống như một tác phẩm văn học. Điện ảnh Việt Nam không thiếu những bộ phim hay, vì không thể không kể đến những kịch bản của Vừa đi vừa khóc, Mùi ngò gai, Sóng ở đáy sông, Phía trước là bầu trời, Cả một đời ân oán,... Thế nhưng, khi con người có nhiều hơn các phương tiện giải trí, được tiếp xúc với nền điện ảnh thế giới, một số kịch bản phim Việt Nam đã không thể thỏa mãn được nhu cầu của người xem. Đầu tiên là về mặt kịch bản, sử dụng quá nhiều thoại, những motif lặp lại, nội dung sến sẩm thiếu thực tế, chưa khai thác vào chất liệu xã hội,... Những năm gần đây, phim Việt đã có một số tác phẩm được hưởng ứng, nhưng cơn khát kịch bản vẫn gia tăng qua từng năm. Đây là cơ hội để những người đam mê cầm bút dấn lối tìm đường, xây dựng thương hiệu của bản thân. Cùng WeStudy ghi lại những chú ý quan trọng của một kịch bản nhé!
Điều khiến cho bạn cảm thấy đáng tiếc nhất khi xem một bộ phim là gì? Đó không phải là sự nuối tiếc cho một cuộc tình đẹp, nuối tiếc cho một cái kết nhiều dang dở, nuối tiếc vì lòng chính nghĩa của bản thân không được thỏa mãn. Đó là cảm giác “đáng tiếc” - vì những cảm xúc không trọn. Những bộ phim thần tượng hiện nay đều dùng nhan sắc để đè diễn xuất. Những diễn viên trẻ thay vì tập trung nâng cao kỹ năng lại dành thời gian chạy sô với những hợp đồng quảng cáo. Nhưng, khán giả có thực sự dễ hài lòng với điều này không? Thực tế, khán giả càng ngày càng định hình rõ ràng hơn về cái tôi của mình, giống như diễn viên khát cầu kịch bản, khán giả cũng khát cầu sự chuyên nghiệp của diễn viên. Trong làng phim Việt Nam hiện nay, diễn viên tích lũy kỹ năng từ nhiều trải nghiệm khác nhau. Một trong số đó chính là trải nghiệm sân khấu kịch. Đây là một môi trường nuôi dưỡng tài năng diễn viên lý tưởng. Các trạng thái cảm xúc, phát âm, giọng điệu, cử chỉ điệu bộ đều được hun đúc khắt khe, yêu cầu sự chính xác. Nếu bạn muốn trở thành một diễn viên đóng phim, trước hết, hãy thử đóng kịch. Lý do là gì và phải chú ý những điểm nào, cùng WeStudy khám phá nhé!
Có ai chịu thuê diễn viên này không? Anh ta ba mươi tuổi. Cao một mét bảy. Gương mặt có chút già nua, một vết sẹo nhỏ trên miệng và nói ngọng. Anh ta không đẹp trai nhưng đủ nam tính. Có ai chịu thuê không?
Khó có ai chịu thuê một diễn viên như thế. Vì thế nên Humphrey Bogart đã mất gần hai mươi năm lặn lội với các vai phụ, phần lớn trong số đó chia tay khán giả bằng cái chết. Khi thành danh với High Sierra, Bogart đã bước vào tuổi 42.
Cho tới bây giờ, hơn 60 năm sau ngày Bogart qua đời, 24 năm kể từ ngày Viện Phim Mỹ AFI xếp anh đứng đầu trong số 25 huyền thoại nam của một thế kỷ điện ảnh Mỹ, nhiều người vẫn tự hỏi: điều gì đã làm nên sức hút bất diệt ở người đàn ông này?
Tại sao tôi lại phải viết trong khi ChatGPT có thể viết hộ tôi?
Đừng nghĩ thế. Đừng để ChatGPT gõ máy thay bạn, làm thế thì lười quá, còn gì là sáng tạo nữa. Bài viết này sẽ không chỉ bạn cách nhờ ChatGPT viết hộ bạn, thay vào đó là hướng dẫn bạn cách biến ChatGPT thành cố vấn của bạn trong việc viết.
Các ý tưởng trong bài được tham khảo từ cuốn sách ChatGPT: Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong công việc của Tiến sĩ Gleb Tsipursky, đồng thời là cây viết cộng tác với nhiều tờ báo nổi tiếng như Harvard Business Review, Fortune, USA Today,...
Công việc lập trình viên đang trở thành một lĩnh vực quan trọng và có tiềm năng phát triển rất lớn trong tương lai. Dưới đây là một số xu hướng dự đoán về hướng phát triển công việc lập trình viên trong 5 năm tới.